Với sự phát triển ngày
càng vững mạnh hơn của nền kinh tế nước ta thì đời sống của người dân ngày được
nâng cao hơn, nhu cầu về lương thực, thực phẩm ngày càng nhiều. Trong những năm
gần đây, các ngành thuộc lĩnh vực thực phẩm đang ngày càng phát triển, phục vụ
tốt cho nhu cầu sử dụng của người dân. Tuy nhiên, mặt trái của nó là tạo ra một
lượng lớn chất thải rắn, khí, lỏng… đây là nguyên nhân chính gây ra ô nhiễm môi
trường, làm cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Kể đến ngành sản xuất
thực phẩm thì không thể không kể đến ngành sản xuất nước mắm. Nước mắm là loại
gia vị thiết yếu trong cuộc sống của con người, nó giúp cho các món ăn trở nên
đậm đà, thơm ngon hơn. Vì vậy mà loại sản phẩm này rất được người tiêu dùng ưa
chuộng. Để có thể đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của khách hàng thì các công ty
sản xuất nước mắm với quy mô khác nhau xuất hiện nhiều hơn, có nhiều loại nước
mắm khác nhau và sản lượng sản phẩm ngày càng tăng.
Tuy nhiên, bên cạnh những
lợi ích mà ngành này mang lại cho kinh tế thì cũng có những tác hại tiêu cực
không hề nhỏ đến môi trường sống của con người. Nước thải của sản xuất nước mắm
bị nhiễm bẩn cùng với nồng độ muối khá cao trong nước sẽ làm ảnh hưởng nghiêm
trọng đến đời sống của các vi sinh vật và các cây thủy sinh trong nước, cũng
như ảnh hưởng tới môi trường và các động vật sống xung quanh đó. Vì vậy mà vấn
đề nghiên cứu xử lý nước thải sản xuất mắm là một yêu cầu cần thiết cho các nhà
môi trường nói riêng và tất cả chúng ta nói chung.
Quy trình sản xuất nước mắm
Trong sản xuất nước mắm
công nghiệp thì nước thải từ khâu vệ sinh và lượng nước mắm dư đọng trong các
thiết bị. Thành phần chủ yếu là các hợp chất vô cơ, hữu cơ dễ phân hủy, cặn lắng
của nước mắm. Do đó đặc trung của nước thải sản xuất mắm là hàm lượng COD, BOD
cao, độ muối cao. Có chứa độ màu do sử dụng chất tạo màu nước mắm. Nếu nước thải
sản xuất mắm không xây dựng mà xả thải trực tiếp ra ngoài môi trường thì đây sẽ
là nguyên nhân gây ra nhiều tác động xấu ảnh hưởng đến môi trường như: giảm lượng
oxi hòa tan, lan truyền nhiều mầm mống gây bệnh… Vì vậy việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải
sản xuất mắm là vấn đề cần thiết để góp phần bảo vệ môi trường sống của con người.
Nước thải từ quá trình
sản xuất mắm trước khi được đưa về hố thu gom thì cho qua song chắn rác để loại
bỏ các tạp chất thô có kích thước lớn, tránh làm tắc nghẽn các công trình xử lý
sau.
Sau đó nước thải được dẫn
qua bể lắng cát, các tạp chất vô cơ như sỏi, đá dăm… sẽ bị loại bỏ bởi bể lắng
cát. Phần cát đá thu hồi sẽ được đưa ra sân phơi cát hoặc đem đi trải đường.
Sau đó nước thải sản xuất
mắm được dẫn qua bể điều hòa để ổn định lại lưu lượng và nồng độ chất thải
trong nước thải. Trong bể điều hòa có hệ thống cấp khí để tránh lắng cặn và xảy
ra hiện tượng phân hủy kỵ khí trong bể.
Sau khi ra khỏi bể điều
hòa, nước thải được chuyển sang bể lắng để lắng bợt cặn lơ lửng có trong bể trước
khi qua hệ thống xử lý kỵ khí.
Trong bể xử lý kỵ khí,
các vi sinh vật kỵ khí sẽ phân hủy các chất hữu cơ có trong nước thải thành các
chất vô cơ ở dạng đơn giản và khí Biogas:
CHC + VSV kỵ khí à
CO2 + CH4 + H2S + sinh khối mới
Sau bể sinh học kỵ khí,
nước thải được dẫn qua bể sinh học hiếu khí dạng màng để loại bỏ phần chất hữu
cơ còn lại trong bể. Trong bể MBR diễn ra quá trình oxi hóa các chất hữu cơ hòa
tan và dạng keo trong nước thải dưới sự tham gia của các vi sinh vật hiếu khí
bám dính trên màng lọc.
Sau khi ra khỏi bể MBR,
nước thải được đưa qua bể lắng II để loại bỏ các VSV già bị tách ra khỏi màng lọc
sinh học. Sau đó nước thải được dẫn qua bể lọc rồi khử trùng để loại bỏ màu,
mùi và vi sinh vật gây bệnh có trong nước thải trước khi xả thải ra ngoài môi
trường.
Hãy liên hệ với chúng tôi nếu quý doanh nghiệp đang gặp bất kỳ vấn đề gì về xử lý nước thải
Để được tư vấn miễn phí tốt nhất với thời gian nhanh nhất
Công ty Môi trường Hòa Bình Xanh
[Hotline]: – 0916.904.787 (Mr. Thành)
[Skype]: moitruonghoabinhxanh
[Email]: mail@hoabinhxanh.vn
0 nhận xét:
Đăng nhận xét