Nước là nguồn
sống, là môi trường đặc biệt cho tất cả các phản ứng sinh hóa, hóa học bên
trong cơ thể sinh vật trên trái đất. Ngoài chức năng tham gia vào chu trình
sống, nước còn có vai trò rất quan trọng đối với các hoạt động sống trên trái
đất, nhưng nước không phải nguồn vô tận. Trong những thập niên gần đây cùng với
sự phát triển nhanh chóng của các ngành sản xuất đã đẩy nhanh tốc độ ô nhiễm
nguồn nước. Một trong những nguồn ô nhiễm ở nước ta là nước thải từ các làng
nghề truyền thống, đặc biệt là các làng nghề sản xuất thực phẩm. Theo thống kê
của Bộ NNPTNT, trên địa bàn cả nước hiện có 4.575 làng nghề, trong số đó có
13,59 % là các làng nghề sản xuất thực phẩm, đây là loại hình sản xuất có nhu
cầu sử dụng nước lớn và phần lớn lượng nước này được thải ra ngoài môi trường
mà chưa qua bất kỳ một hệ thống xử lý nào. Nước thải của các làng nghề này có
đặc tính chung là rất giàu chất hữu cơ, dễ phân hủy sinh học. Nước thải tồn
đọng ở cống rãnh thường bị phân hủy yếm khí gây ô nhiễm không khí và ngấm xuống
lòng đất gây ô nhiễm môi trường đất và suy giảm chất lượng nước ngầm. Vì vậy,
việc xử lý nguồn nước thải từ các quá trình sản xuất thực phẩm này là điều rất
cần thiết để góp phần bảo vệ môi trường nguồn nước.
Trong những năm
gần đây, với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế và những chính sách phát
triển mới thì có một số ngành nghề truyền thống được phục hồi, nhiều ngành nghề
mới được hình thành và phát triển. Một làng được gọi là làng nghề khi có đủ hai
điều kiện sau:
-
Có một
số lượng tương đối các hộ cùng sản xuất một nghề.
-
Thu
nhập do sản xuất nghề mang lại chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng thu nhập của
làng.
Việc hình thành
các làng nghề truyền thống giúp góp phần tạo cơ hội lao động cũng như người dân
xung quanh. Nhưng đồng thời các vấn đề liên quan đến chất lượng môi trường sống
cũng hình thành.
Nghề làm bún là nghề truyền thồng vốn có từ lâu và đến
nay vẫn tiếp tục duy trì và phát triển. Với sự phát triển của khoa học và công
nghệ, nghề làm bún ngày càng được các cơ sở cải tiến quy trình sản xuất, tăng
năng suất và chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm báo đáp ứng nhu cầu tiêu
thụ của người dân.
Hình:
quy trình sản xuất bún
Các
vấn đề ô nhiễm môi trường do làng nghề sản xuất bún
Nhiều làng nghề sản xuất
bún hiện nay sử dụng nhiên liệu than đá để sản xuất bún, điều này gây ô nhiễm
không khí, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người do khí thải từ việc đốt
than có chứa nhiều CO2, SO2, bụi than… Ngoài ra, các chất
thải rắn gồm xỉ than, chất thải chăn nuôi, rác thải sinh hoạt luôn phát sinh rất
nhiều gây ra ô nhiễm môi trường.
Trong quá trình sản xuất
bún thì lượng nước thải từ các công đoạn như ngâm, lọc… là rất lớn:
-
Nước vo gạo, nước rửa gạo có màu đục sữa,
chứa nhiều tinh bột, các vitamin và khoáng vi lượng chiếm khoảng 25-30% tổng lượng
nước thải.
-
Nước rửa bún, làm nguội bún sau khi dùng
chiếm khoảng 40% tồng lượng nước thải.
-
Nước vệ sinh máy xay, máy đùn sợi, vại lọc
bột, vệ sinh nền khu xay bột có chứa lượng lớn tinh bột, cặn bẩn, cát thì nước
thải chiếm khoảng 20-23% tổng lượng nước thải.
-
Phần còn lại là nước sinh ra từ quá
trình chế biến thức ăn, nước thải từ hầm tự hoại,…
Trong khi đó, phần lớn
hộ sản xuất bún ở các làng nghề chưa xây dựng hệ thống xử lý nước thải, việc xả
thải trực tiếp nước thải chưa qua xử lý ra môi trường ngoài việc gây ô nhiễm
môi trường sống thì nó còn làm ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước ngầm và nước
mặt. Đặc biệt, có thể gây ra các bệnh về đường hô hấp, bệnh da liễu cho người
dân do hít phải các mùi hôi thối, độc hại trong một thời gian dài.
Nguồn ô nhiểm của nước
thải sản xuất bún chủ yếu là chất hữu cơ dễ phân hủy, các chỉ tiêu COD, BOD5,
N,… vượt nhiều lần so với quy chuẩn cho phép, ngoài ra nước thải sản xuất bún
còn có mùi hôi thối rất khó chịu.
Bảng
tính chất nước thải làng nghề sản xuất bún
Thông số
|
Nồng độ (mg/l)
|
BOD5
|
2154.2
|
COD
|
3076.3
|
TKN
|
78.6
|
pH
|
4.91
|
Với tính chất nước thải của ngành sản xuất bún như vậy
thì cần phải xử lý trước khi xả thải ra ngoài môi trường để tránh gây ra hiện
tượng phú dưỡng hóa nguồn tiếp nhận, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của
người dân xung quanh.
Nước thải sản xuất bún được đưa về hầm ủ Biogas nhằm
xử lý các hợp chất hữu cơ với nồng độ ô nhiễm cao giúp giảm bớt áp lực cho các
công trình đơn vị phía sau, đồng thời khí Biogas được thu hồi làm nhiên liệu đốt
lò hơi, đun nấu, phát điện.
Nước thải sau đó được đưa về bể điều hòa để điều hòa
lại nồng độ ô nhiễm, ổn định lưu lượng cho công trình xử lý sinh học. Nước thải
sau khí ra khỏi bể điều hòa được đưa về bể xử lý sinh học thiếu khí để loại bỏ
nitrat nhờ quá trình khử nitrat và khử một phần COD, BOD.
Tiếp đó nước thải sản xuất bún được đưa vào bể xử lý
sinh học hiếu khí, các vi sinh vật hiếu khí sẽ sử dụng các chất hữu cơ có trong
nước thải làm nguồn dinh dưỡng để phát triển, và khử toàn bộ lượng COD, BOD còn
lại và chuyển hóa toàn bộ amoni thành nitrat.
Sau đó nước thải được đưa qua bể lắng sinh học để lắng
toàn bộ lượng cặn lơ lửng có trong nước thải bằng quá trình lắng trọng lực. Một
phần bùn thải ra từ bể lắng sẽ được đưa ra bể chứa bún để đem đi xử lý. Một phần
bùn sẽ được tuần hoàn lại bể xử lý sinh học hiếu khí để đảm bảo cho mật độ vi
sinh vật phát triển trong bể.
Nước thải sau khi ra khỏi bể lắng sinh học sẽ được
đưa qua bể khử trùng để loại bỏ các vi khuẩn có hại còn lại trong nước trước
khi được thải ra nguồn tiếp nhận đạt QCVN 40:2008/BTNMT.
Hãy liên hệ với chúng tôi nếu quý doanh nghiệp đang gặp bất kỳ vấn đề gì về xử lý nước thải
Để được tư vấn miễn phí tốt nhất với thời gian nhanh nhất
[Hotline]: – 0916.904.787 (Mr. Thành)
[Skype]: moitruonghoabinhxanh
[Email]: mail@hoabinhxanh.vn
0 nhận xét:
Đăng nhận xét