
Hiện nay các ngành công nghiệp chế biến thực phẩm
đang phát triển một cách mạnh mẽ thúc đẩy sự phát triển kinh tế của đất nước,
trong đó ngành chế biến thủy hải sản ngày càng phát triển hơn. Lượng nước dùng
cho ngành này là rất lớn nên việc xả thải nước thải chế biến thủy hải sản trực
tiếp ra ngoài môi trường sẽ gây ô nhiễm nghiêm trọng cho nguồn nước mặt cũng
như hệ sinh thái môi trường xunh quanh.
Nước thải thủy hải sản nói chung và nước thải sản xuất
bột cá, cá hộp nói riêng có hàm lượng các chất hữu cơ tương đối cao, vượt xa
tiêu chuẩn cho phép rất nhiều lần, đặc biệt là hàm lượng nito và photpho.
Quy
trình sản xuất bột cá
Nguồn nước thải phát
sinh chính trong quá trình này là:
-
Nước rửa nguyên liệu
-
Nước ép tách cá sau hấp
-
Nước rửa thiết bị dụng cụ
Hầu hết thì các xí nghiệp
chế biến thủy sản ở nước ta còn gặp nhiều khó khăn, nhất là vấn đề xử lý nước
thải. Theo các kết quả cho thấy, để sản xuất ra 1 tấn sản phẩm thì lượng nước
thải xả vào môi trường là khoảng 70m3 nước thải. Nước thải từ quá
trình sản xuất bao gồm nước khử mùi, nước do dịch cá tiết ra, nước rửa sàn khu
vực chứa nguyên liệu, nước vệ sinh máy móc, ngoài ra còn một lượng nhỏ nước thải
từ các lò hơi và từ hệ thống xử lý khí.
Nước thải sản xuất bột
cá có đặc trưng ô nhiễm hữu cơ cao. Dưới tác dụng của các vi sinh vật có trong
nước chúng sẽ phân hủy các chất hữu cơ dễ bay hơi tạo ra các khí sinh học có
mùi hôi thối. Do vậy mà việc xử lý nước thải chế biến bột cá trước khi xả thải
ra ngoài môi trường là rất cần thiết.
Nước thải từ quy trình
sản xuất bột cá trước khi đưa vào hầm tiếp nhận được đưa qua song chắn rác để
loại bỏ các tạp chất thô tránh gây ảnh hưởng cho các công trình xử lý sau. Nước
thải được đưa qua bể điều hòa để ổn định lại lưu lượng và nồng độ chất thải
trong nước thải trước khi được đưa qua bể lắng I để loại bỏ các chất rắn lơ lửng
có trong nước thải nhờ quá trình lắng trọng lực. Phần cặn lắng được đưa vào bể
chứa bùn, phần nước sau lắng được bơm vào bể trung gian.
Tiếp đó nước thải được
đưa qua bể xử lý sinh học kỵ khí UASB. Tại bể UASB, các vi sinh vật kỵ khí sẽ
phân hủy các chất hữu cơ có trong nước thải thành các chất vô cơ ở dạng đơn giản
và khí Biogas, theo phản ứng sau:
CHC+ VSV kỵ khí à
CO2 + CH4 + H2S + sinh khối mới
Do bể UASB không xử lý
triệt để được chất hữu cơ có trong nước thải nên nguồn nước thải sản xuất bột
cá được dẫn tiếp qua bể Aerotanl để xử lý triệt để lượng chất hữu cơ còn lại
trong nước thải. Các vi sinh vật hiếu khí có trong bể sẽ sử dụng chất hữu cơ
trong nước thải làm nguồn dinh dưỡng cho các hoạt động sinh trưởng và phát triển
dưới điều kiện được cung cấp đầy đủ oxi nhờ thiết bị sục khí.
Nước thải sau khi ra khỏi
bể bùn hoạt tính sẽ được đưa vào bể lắng II để loại bỏ lượng cặn sinh học có
trong nguồn nước thải và được khử trùng trước khi xả thải ra ngoài nguồn tiếp
nhận. Một phần bùn trong bể lắng II sẽ được đưa ra bể chứa bùn để đem đi xử lý.
Một phần bùn sẽ được đưa về lại bể Aerotank để đảm bảo mật độ vi sinh vật trong
bể.
Hãy liên hệ với chúng tôi nếu quý doanh nghiệp đang gặp bất kỳ vấn đề gì về xử lý nước thải
Để được tư vấn miễn phí tốt nhất với thời gian nhanh nhất
[Hotline]: – 0916.904.787 (Mr. Thành)
[Skype]: moitruonghoabinhxanh
[Email]: mail@hoabinhxanh.vn
0 nhận xét:
Đăng nhận xét