XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHO NGÀNH THỦY SẢN

Việt Nam có bờ biển dài 3260km, chạy xuyên suốt từ Móng Cái đến Hà Tiên. Diện tích vùng nội thủy và lãnh hải nước ta rộng 226.000km2, có trên 4.000 hòn đảo rất thuận lợi cho việc nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản.Việt Nam được xem là nước đứng thứ 10 nước xuất khẩu thủy sản hàng đầu thế giới.Hiện tại thì Ngành thủy sản đang chiếm 4%GDP,8% xuất khẩu ra thị trường thế giới, 9% lực lượng lao động của cả nước.
Gía trị sản xuất thủy hải sản năm 2014 theo giá so sánh 2010:


Chi tiêu
2013
2014
Chỉ tiêu
2013/2014
Gía trị sản xuất thủy sản
176.548,0
188.083,9
106,5
Nuôi trồng thủy sản
105.570,1
115.060,6
108,0
Khai thác thủy sản
69.977,9
73.023,3
104,4
 Nguồn :Tổng cục thống kê

Tuy nhiên ngành chế biến thủy hải sản là một trong những ngành gây ô nhiểm nghiêm trọng nhất đến môi trường xung quanh, trong các khâu như nguyên liệu đầu vào, sản xuất, các hình thức chế biến ,cho ra sản phẩm...

Các công nhân làm sạch nguyên liệu

Một số tác động ảnh hưởng đến môi trường như:
   Ô nhiễm không khí:Mùi hôi phát ra từ các việc lưu trữ các nguyên liệu trong quá trình sản xuất và chế biến.
 Chất thải rắn: phát sinh từ các nguyên liệu thủy , hải sản như :tôm, sò,ốc, hến, nang mực, vảy cá ....
 Ô nhiễm nước thải trong quá trình sản xuất nhiên liệu , chủ yếu trong khâu: rửa, chế biến, sản xuất các nguyên liệu thủy sản, vệ sinh xưởng ,các thành phần chứa cặn bả và từ các nước thải sinh hoạt của các cán bộ cũng như công nhân làm việc trong xưởng.
Đặc trưng của ngành thủy sản:
  + Chứa thành phần chủ yếu từ nguồn gốc động vật và các protein và chất béo ....chủ yếu là các chất hữu cơ dễ bị phân hủy.
  + Các chất rắn lơ lửng làm cho nước khi chúng ta xử lý thường có màu đục, nó có thể làm ảnh hưởng đến quá trình quang hợp của một số loại như :tảo, rong rêu....đồng thời gây tác hại đến cảnh quan gây bồi lắng lòng sông, cản trở cho việc lưu thông nước và tàu bè qua lại .
   + Các chất dinh dưỡng như Nito, Photphat thường có nồng độ cao dễ xảy ra hiện tượng phú dưỡng hóa cho nguồn nước.....Con người khi sử dụng nguồn nước này dễ bị nhiễm một số các bệnh dịch như: bại liệt, thương hàn, lỵ, đường tiết niệu, tiêu chảy cấp tính .....
  Bảng phân tích chất lượng nước thải:

STT
CHỈ TIÊU
ĐƠN GIÁ                Gía trị
QCVN: 11: 2008
Cột B
1
Ph
-                              6- 8
5,5- 9
2
COD
mg/l                   1500- 2.800
80
3
4
BOD
SS
mg/l                   1000- 1800
                            388- 452
50
100
5
Dầu mỡ ĐTV
mg/l                   150- 250
20
6
Nito
mg/l                   120- 160
60
7
Photpho tổng
mg/l                     6- 10
-



Sơ đồ quy trình xử lý nước thải cho ngành chế biến thủy, hải sản :




  • Song chắn rác: Có tác dụng chắn các tạp chất thô như xương cá, vảy, thịt vụn, vỏ tôm ,..
  • Bể gom:Nước thải sẽ được tập trung ở bể này, tại đây một phần của các chất vô cơ có kích thước lớn hơn sẽ được lắng cặn sau đó nước thải sẽThu gom hết nước thải trên mương dẫn sẽ được bơm lên bể điều hòa.
  • Bể điều hòa:Tại đây , có lắp các thiết bị sục khí đảm bảo cho cả quá trình khuấy trộn của bể .Bể điều hòa có tác dụng ổn định lưu lượng của nước thải , nồng độ các chất ô nhiễm cũng như độ pH sẽ được điều chỉnh đến một mức tối ưu đảm bảo cho quá trình xử lý sinh học diễn ra tốt hơn, đồng thời cũng đảm bảo cho các hoạt động ổn định của các bể phía sau.
  • Bể tuyển nổi áp lực: Có tác dụng tách các hàm lượng dầu mỡ trong nước thải ra thành 2 dạng: 

          + Dạng huyền phù.         

         + Dạng cặn lơ lửng.Bằng phương pháp khí nén DAF  nhằm làm nổi các hạt lơ lửng cũng như câc chất dễ nổi như dầu mỡ trên mặt nước ra khỏi nước thải . Để thu gom được các các dễ nổi này ta sẽ dẫn sang bể chứa dầu mỡ tại đây các chất dễ nổi sẽ đc thu hồi bởi một máy gạt mỡ có tác dụng làm giảm nồng độ ô nhiễm cho giai đoạn xử lý sinh học.Cụm bể sinh học Aerotank: ưu điểm lớn nhất của bể sinh học Unitank :

         +Hoạt động của bể rất linh động
      + không khí được cấp vào là nhờ 2 máy thổi khí hoạt động luân phiên với nhau trong suốt  24/24h. Vi sinh trong bể sẽ được bổ sung định kỳ mỗi tuần từ bùn tuần hoàn tại bể lắng. Các vi sinh vật này sẽ phân hủy các chất hữu cơ để cho ra sản phẩm cuối cùng là CO2 và H2O nhằm làm giảm nồng độ bẩn trong nước thải của qua strinhf. Trong bể Aerotank còn lắp đặt vật liệu tiếp xúc nhằm tăng khả năng tiếp xúc giữa vi sinh vật với nước thải, đồng thời là môi trường có vi sinh vật dính bám và phát triển.      +Hệ thống bể Unitank hoạt động theo từng chu kỳ, trong đó mỗi chu kỳ bào gồm 2 giai đoạn chính và 2 giai đoạn trung gian. Tùy thuộc vào chất lượng nước thải, công nghệ Unitank có khả năng cơ động điều chỉnh thời gian hoạt động giữa các pha trong một chu kỳ (thổi khí, khuấy, lắng). Điều này cho phép giảm tối đa chi phí năng lượng trong quá trình xử lý mà không làm ảnh hưởng đến chất lượng nước đầu ra.   
Bể lắng sinh học: Sau quá trình xử lý sinh học, nước thải tràn qua bể lắng để lắng bùn trong nước thải. Trong bể lắng nước di chuyển trong ống trung tâm xuống đáy bể sau đó di chuyển ngược từ dưới lên trên chảy vào máng thu nước để tràn sang bể khử trùng. Phần bùn lắng xuống đáy bể một phần được tuần hoàn lại bể sinh học thiếu khí và thiếu khí để duy trì nồng độ bùn, phần bùn dư sẽ được bơm vào bể chứa bùn.
  • Lọc áp lực: Đảm bảo độ trong của nước sau xử lý.


  • Bể khử trùng: Trong bể khử trùng Javen sẽ được bơm vào nước thải bằng bơm định lượng. Dưới tác dụng của chất oxy hóa mạnh, các vi sinh vật trong nước thải sẽ bị tiêu diệt, đảm bảo nước thải đạt tiêu chuẩn về mặt vi sinh.

Sữa là nguồn dinh dưỡng phù hợp với mọi lứa tuổi. Sữa cung cấp các chất dinh dưỡng, năng lượng và bổ sung sức đề kháng cho cơ thể con người khỏe mạnh hơn, đặc biệt là trẻ em, người lớn tuổi và phụ nữ mang thai. Ngày nay, khi đời sống của người dân ngày được tăng cao thì việc tiêu thụ các sản phẩm tiêu dùng, đặc biệt là sữa ngày càng tăng hơn. Để đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ của người tiêu dùng thì các nhà máy chế biến sữa ngày càng tăng và ngànhcông nghiệp chế biến sữa ngày càng phát triển mạnh hơn.
hình sản xuất sữa tiệt trùng
Sữa nguyên chất có thành phần dinh dưỡng cao, chứa nhiều nước và giàu muối khoáng, protein, mỡ bơ, đường và các vitamin.
Để có thể xác định được tính chất nguồn nước thải chế biến sữa thì cần phải hiểu rõ các quá trình chế biến cũng như công đoạn sản xuất chính.
Các sản phẩm sữa hầu hết được sản xuất từ sữa bò. Sữa bò sau khi được vắt vào các thùng, can, muốn trở thành sản phẩm khác thì phải qua các giai đoạn chế biến:
Quy trình chế biến sữa bột nguyên kem

Quy trình chế biến sữa tiệt trùng
Nguồn nước thải của nhà máy sản xuất chế biến sữa chủ yếu từ:
·        Nước thải sản xuất:
-         Nước rửa các bồn chứa và can ở các trạm tiếp nhận.
-         Nước súc rửa các sản phẩm dư bên trong hoặc trên bề mặt của tất cả đường ống, bơm, bồn chứa, thiết bị công nghiệp,…
-         Nước rửa thiết bị, sàn mỗi cuối chu kỳ hoạt động.
-         Sữa rò rì từ các thiết bị hoặc do làm rơi vãi nguyên liệu và sản phẩm.
-         Một số chất lỏng khác như sữa tươi, sữa chua kém chất lượng, bị hư hỏng do quá trình bảo quản và vận chuyển cũng được thải chung vào hệ thống thoát nước.
-         Nước thải từ nồi hơi, máy làm lạnh.
-         Dầu mỡ rò rỉ từ các động cơ.
·        Nước thải sinh hoạt
Có thể thấy thành phần chính gây ô nhiễm trong sản xuất sữa là sữa và các sản phẩm từ sữa (chiếm đến 90% tải lượng hữu cơ BOD). Vì vậy mà các chỉ số nước thải chế biến sữa mà ta cần quan tâm là BOD, COD, SS và chất béo. Nước thải chế biến sữa thường có hàm lượng hữu cơ cao, ít chất lơ lửng, vì vậy chúng là nguồn dinh dưỡng cho các vi sinh vật tiêu thụ với tốc độ nhanh. Ngoài ra, trong nước thải chế biến sữa còn chứa Nito và Photpho, là nguồn dinh dưỡng tốt cho thực vật sẽ dẫn đến hiện tượng phú dưỡng hóa nguồn nước.
Nước thải chế biến sữa ở nước ta có hàm lượng COD, BOD5 tương đối thấp, lưu lượng và thành phần nước thải ít thay đổi theo mùa. Đa phần các nhà máy chế biến sữa nằm gần hoặc trong khu vực dân cư và chưa có hệ thống xử lý nước thải, nên lượng nước thải từ chế biến sữa này chủ yếu được thoát theo đường thoát nước chung có trộn lẫn với nước thải sinh hoạt để xả thải ra môi trường. Như vậy sẽ làm ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Vì vậy mà cần phải xử lý nước thải chế biến sữa cẩn thận trước khi xả thải ra ngoài môi trường.
Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải chế biến sữa

Nước thải chế biến sữa theo đường ống chảy qua song chắn rác tinh để loại bỏ bớt các tạp chất thô khó lắng và khó phân hủy trong nước để bảo vệ các công trình phía sau  rồi được dẫn về hố thu gom. Phần rác thải được giữ lại ở song chắn rác tinh sẽ được lấy bằng thủ công và bỏ vào thùng rác.
Sau khi vào bể thu gom, nước thải sẽ tiếp tục được dẫn qua bể tuyển nổi nhằm loại bỏ các ván dầu mỡ, các chất bơ từ quá trình chế biến sữa có trong nước thải và loại bỏ bớt các hạt cặn nhẹ khó lắng được bằng phương pháp trọng lực. Tại bể SBR sẽ đặt hệ thống sục khí chìm bên dưới để sục khí đẩy các ván dầu mỡ cũng như các hạt cặn nhẹ ra khỏi dòng nước thải.
Nước thải sau khi ra khỏi bể tuyển nổi sẽ được đưa vào bể điều hòa để ổn định lưu lượng và nồng độ chất thải có trong nước. Trong bể điều hòa có đặt thiết bị thổi khí giúp tránh cặn bị lắng xuống đáy và xảy ra hiện tượng phân hủy kỵ khí gây mùi hôi khó chịu.
Sau đó nước thải được đưa vào bể keo tụ tạo bông để kết dính các hạt cặn lại với nhau giúp chúng có kích thước lớn và nặng hơn để quá trình lắng cặn ở bể lắng I diễn ra tốt hơn. Đồng thời, lượng cặn bùn trong bể sẽ được đưa vào bể chứa bùn để xử lý.
Phần nước thải sẽ được đưa vào bể sinh học kỵ khí UASB để loại bỏ hàm lượng COD, BOD5 nhờ các vi sinh vật kỵ khí sử dụng chúng làm chất dinh dưỡng cho quá trình sinh trưởng và phát triển dưới điều kiện không có oxi.
Lượng nước thải sau khi ra khỏi bể UASB sẽ giảm được một lượng khá lớn BOD5 và COD nhưng vẫn chưa triệt để. Nên ta tiếp tục cho dòng thải chảy vào bể trung gian trước khi vào bể SBR để xử lý.
Bể SBR hoạt động với 5 pha nối tiếp nhau:
-         Pha làm đầy (Filling)
-         Pha phản ứng (React)
-         Pha lắng (Seltle)
-         Pha tháo nước sạch (Decant)
-         Pha chờ (Idle)
Trong bể SBR, quá trình sục khí và lắng diễn ra trong cùng 1 bể nên không cần phải tuần hoàn lại bùn. Lượng bùn trong bể này sẽ được đem ra bể chứa bùn và xử lý.
Nước thải chế biến sữa tiếp tục được đem đi khử trùng để loại các vi khuẩn có hại trước khi xả thải ra ngoài môi trường với đầu ra đạt QCVN 40:2011/BTNMT.
Hãy liên hệ với chúng tôi nếu quý doanh nghiệp đang gặp bất kỳ vấn đề gì về xử lý nước thải
Để được tư vấn miễn phí tốt nhất với thời gian nhanh nhất
[Hotline]:   0906.840.903 – 0916.904.787 (Mr. Thành)
[Skype]: moitruonghoabinhxanh

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Hỗ trợ trực tuyến

Liên hệ

Hotline

0906.840.903
0916.904.787
Mr. Thành

Dịch vụ

- Hồ sơ môi trường
- Xử lý nước thải
- Xử lý khí thải
- Xử lý nước sạch
- Cung cấp sản phẩm, thiết bị chuyên ngành Môi trường

Cam kết chất lượng

Công ty Môi trường Hòa Bình Xanh cam kết cung cấp dịch vụ và sản phẩm với chất lượng tốt nhất, giá cả cạnh tranh, thời gian nhanh nhất. Giải quyết mọi thắc mắc của khách hàng.
Hotline: 0906.840.903

Thống kê

Được tạo bởi Blogger.

Tìm kiếm

Thông tin Công nghệ Môi trường

Xem nhiều nhất

Video

Twitter