Nguồn gốc của mọi sự biến đổi về môi trường sống đang xảy ra trên thế giới hiện nay cũng như ở nước ta là do các hoạt động của kinh tế và sự phát triển của xã hội loài người. Các hoạt động này một mặt đang giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của con người, mặt khác lại đang tạo ra sự khan hiếm, cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng ở khắp mọi nơi trên thế giới. Vì vậy mà việc bảo vệ môi trường đang trở thành vấn đề toàn cầu, là quốc sách của hầu hết các nước trên thế giới.
Việt Nam đang trong giai đoạn thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Sự phát triển của nền kinh tế giúp nước ta ngày càng hội nhập với thế giới hơn và thúc đẩy các ngành công nghiệp trong nước ngày càng phát triển, trong đó có ngành chế biến lương thực, thực phẩm tạo ra những sản phẩm có giá trị đối với cuộc sống của con người.
Với sự phát triển của ngành chế biến thực phẩm thì ngành giết mổ động vật cũng phát triển theo. Bên cạnh những lợi ích to lớn của ngành công nghiệp này đem lại cho đất nước thì cũng đồng thời có những tác động tiêu cực đến môi trường do các chất ô nhiễm từ ngành nghề này chưa được xử lý trước khi xả thải ra ngoài môi trường sống của con người.
Nguồn gốc các chất thải ô nhiễm từ nước thải:
-         Nước thải từ quá trình giết mổ
-         Nước vệ sinh thiết bị trong cơ sở và từ chuồng trại
-         Nước sinh hoạt cho các công nhân của cơ sở
-         Ngoài ra ngành giết mổ là ngành đòi hỏi sử dụng nhiều nước ở các công đoạn: chọc tiết heo, cạo lông heo và làm sạch nội tạng.
Đặc trưng của nước thải giết mổ gia súc:
Nước thải từ các lò mổ chứa một lượng lớn các thành phần hữu cơ và Nitơ, cũng như phần còn lại của các chất tẩy rửa. Ở những nơi có cả giết mổ trâu bò và lợn thì lượng nước thải nhiều hơn và tỷ lệ chất gây ô nhiễm cao hơn so với nơi chỉ giết mổ heo. Nồng độ cao các chất gây ô nhiễm trong nước thải thường có nguồn gốc từ khâu làm lòng và xử lý chất thải máu. Trong máu chứa nhiều chất hữu cơ và có hàm lượng Nitơ rất cao nên phương pháp xử lý và loại bỏ máu có ý nghĩa rất quan trọng đối với lượng chất gây ô nhiễm được tạo ra. ở những lò mổ có khâu xử lý da, thường có nước muối trộn lẫn với máu đổ vào hệ thống nước thải
Tính chất của nguồn nước thải:
Huyết được thu gom như 1 sản phẩm phụ,thành phần khác như phân , nước tiểu, lông nước mổ...sẽ được đưa vào nước thải. Vì vậy, nước thải của giết mổ chứa chất béo, màng nhầy, dầu mỡ, lông, máu, bụi bẩn với tải trọng ô nhiểm cao
Nước thải của các cơ sở giết mổ  có nồng độ chất rắn cao, BOD và COD khá cao và luôn chứa hàm lượng chất hữu cơ bao gồm hợp chất của cacbon, nito, photpho. Các hợp chất này làm tăng độ phì của nước dồng thời dễ bị phân huỷ bởi các vi sinh vật, gây mùi hôi thối làm ô nhiễm nguồn nước.
Thành phần nước thải:
Nước thải từ giết mổ gia súc có thành phần gần giống với nước thải sinh hoạt nhưng nồng độ chất ô nhiễm của chúng cao hơn nhiều. Chúng có độ dầu mỡ , acid béo cao. Nước thải chứa nhiều protein , khí diamin hoá sẽ tạo ra mọt lượng NH3 nên cần được nitrit hoá. Ngoài ra, trong nước thải còn có chứa chất tẩy rữa lông,... do dể phân huỷ sinh học nên nước thải từ hoạt động từ giết mổ dể gây ô nhiễm nguồn nước, có mùi hôi chứa vi khuẩn gây bệnh, nước thải còn có nông độ P, N cao nên gây phú dưỡng hoá nguồn nước.

Bảng thành phần và tính chất nước thải giết mổ

STT

Thông số
Hàn lượng
1
pH
5,3 -8,9
2
Độ dẫn điện (m3/cm)
2,8-6,1
3
Clorit (mg/l)
1,1 – 390
4
Chất rắn qua lọc(mg/l)
160 – 580
5
BOD5 (mg/l)
1500 – 7400
6
COD (mg/l)
2400 – 9600
7
TCO (mg/l)
1180 – 3400
8
Chất béo (mg/l)
115 – 300
9
Axit hữu cơ (mg/l)
61 – 350
10
Ni- tơ amon (mg/l0
230 – 1120
11
H2S (mg/l)
0 – 20
12
Tổng P
16 – 53
13
Độ cứng(mg/l)
35,6 – 125
14
Độ kiềm (mol/l)
30 – 70

Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải giết mổ gia súc:



Nước thải giết mổ gia súc được dẫn qua song chắn rác để loại bỏ các tạp chất thô tránh gây ảnh hưởng đến các công trình xử lý sau. Sau đó nước thải được dẫn qua bể lắng cát để lắng bớt các hạt cát nặng ra khỏi dòng nước, và cát sẽ được thu gom đem đi chôn lấp hoặc trồng cây. Nước thải được đưa vào bể tuyển nổi để loại bỏ dầu mỡ có trong nước và loại bỏ các chất rắn lơ lửng nhờ quá trình sục khí từ dưới lên giúp đẩy các hạt cặn nhẹ ra khỏi bể.
Nước thải tiếp tục được vào bể keo tụ tạo bông để cho các hạt cặn có kích thước lớn và nặng hơn để dẫn vào bể lắng để lắng bớt bông cặn trong nước thải đồng thời làm giảm bớt nồng độ các chất hữu cơ có trong nước thải. Sau đó nước thải được chuyển vào bể điều hòa để ổn định lưu lượng và nồng độ nước thải, đồng thời hệ thống sục khí trong bể sẽ giúp tránh được việc lắng cặn và quá trình phân hủy kỵ khí xảy ra gây mùi hôi khó chịu. Nước thải được dẫn qua bể sinh học kỵ khí UASB, nguồn chất hữu cơ trong nước thải sẽ được loại bỏ do sự phân hủy kỵ khí của các vi sinh vật kỵ khí có trong bể. Do bể UASB không loại bỏ triệt để được chất ô nhiễm có trong nước thải nên ta sẽ dẫn nguồn nước thải tiếp tục đến bể SBR. Tại bể SBR, nồng độ của các chất hữu cơ COD, BOD sẽ được xử lý triệt để đồng thời N,P có trong nước thải cũng được xử lý hết với hiệu xuất 90-95%. Lượng bùn trong bể cũng được đưa vào bể chứa bùn để đem đi xử lý mà không cần phải tuần hoàn lại do quá trình phản ứng và lắng đều diễn ra trong cùng một bể, phần nước sau xử lý sẽ được đưa vào nguồn tiếp nhận.
Hãy liên hệ với chúng tôi nếu quý doanh nghiệp đang gặp bất kỳ vấn đề gì về xử lý nước thải
Để được tư vấn miễn phí tốt nhất với thời gian nhanh nhất
Công ty Môi trường Hòa Bình Xanh
[Hotline]:   0906.840.903 – 0916.904.787 (Mr. Thành)
[Skype]: moitruonghoabinhxanh

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Hỗ trợ trực tuyến

Liên hệ

Hotline

0906.840.903
0916.904.787
Mr. Thành

Dịch vụ

- Hồ sơ môi trường
- Xử lý nước thải
- Xử lý khí thải
- Xử lý nước sạch
- Cung cấp sản phẩm, thiết bị chuyên ngành Môi trường

Cam kết chất lượng

Công ty Môi trường Hòa Bình Xanh cam kết cung cấp dịch vụ và sản phẩm với chất lượng tốt nhất, giá cả cạnh tranh, thời gian nhanh nhất. Giải quyết mọi thắc mắc của khách hàng.
Hotline: 0906.840.903

Thống kê

Được tạo bởi Blogger.

Tìm kiếm

Thông tin Công nghệ Môi trường

Xem nhiều nhất

Video

Twitter