Ngành công nghiệp dệt nhuộm là ngành có lịch sử phát triển lâu đời của nước ta. Khi nước ta đang dần chuyển sang phát triển nền kinh tế công nghiệp với hiện đại hóa, công nghiệp hóa đất nước thì ngành dệt nhuộm dần phát triển hơn với những công nghệ dần hiện đại, ngành này đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của kinh tế nước nhà, có những đóng góp to lớn cho nguồn ngân sách nhà nước cũng đồng thời tạo cơ hội việc làm cho nhiều người.

Bên cạnh những lợi ích to lớn mà ngành công nghiệp dệt nhuộm mang lại cho đất nước thì cũng đồng thời có những tác động tiêu cực ngày càng mạnh mẽ đến hệ sinh thái và môi trường sống của con người.
Hiện nay có khoảng hơn 150 xí nghiệp dệt nhuộm với những quy mô khác nhau. Để đảm bảo cung cấp đủ nhu cầu cho người tiêu dùng thì sản lượng cũng như chất lượng của ngành ngày càng tăng, và một lượng lớn hóa chất được đưa vào sử dụng để tạo ra những sản phẩm đẹp, chất lượng nhằm thỏa mãn nhu cầu sử dụng của con người. Với một lượng lớn hóa chất được sử dụng trong quá trình sản xuất thì chất lượng nguồn nước thải ngành dệt nhuộm này cũng bị ô nhiễm nghiêm trọng, nếu không được xử lý cẩn thận trước khi xả thải ra ngoài môi trường sẽ gây những tác động đến hệ sinh thái và môi trường sống của con người.
nước thải ngành dệt nhuộm thải ra ngoài môi trường chưa qua xử lý
Để vải có màu, người ta sử dụng thuốc nhuộm, là tên chung chỉ những hợp chất hữu cơ có màu, rất đa dạng về màu sắc và chủng loại, thuốc nhuộm có thể bắt màu hay được gắn trực tiếp lên vải để tạo màu cho sản phẩm.
Quy trình của công nghệ dệt nhuộm:

Có thể thấy nước thải của ngành dệt nhuộm chủ yếu từ các khâu: hồ sợi, rũ hồ, nấu, giặt, tẩy và hoàn tất. Mỗi công đoạn sản xuất sẽ có lượng nước được cung cấp khác nhau nên lượng nước thải cũng như thành phần, tính chất của nguồn nước thải ở từng giai đoạn cũng khác nhau.
Bảng: Các chất ô nhiễm và đặc tính của nước thải của ngành công nghiệp dệt nhuộm
Công đoạn
Chất ô nhiễm trong nước thải
Đặc tính của nước thải
Hồ sợi, rũ hồ
Tinh bột, glucose, polyvinyl, acol, nhựa…
BOD cao(34-50 tổng lượng BOD)
Nấu tẩy
NaOH, chất sáp, soda, silicat, và sợi vải vụn
Độ kiềm cao màu tối, BOD cao
Tấy trắng
Hypoclorit, các hợp chất chứa clo, axit, NaOH…
Độ kiềm cao, chiếm 5%BOD tổng
Làm bóng
NaOH, tạp chất…
Độ kiềm cao, BOD thấp(dưới 1% BOD tổng)
Nhuộm
Các loại thuốc nhuộm, axit axetic, các muối kim loại,…
Độ màu rất cao, BOD cao(6% BOD tổng), SS cao
In
Chất màu, tinh bột, dầu muối, kim loại, axit,…
Độ màu cao, BOD cao
Hoàn tất
Vết tinh bột, mỡ động vật, muối,…
Kiềm nhẹ, BOD thấp


 Với lượng hóa chất sử dụng như trên thì cần phải được xử lý nước thải dệt nhuộm trước khi xả thải ra ngoài môi trường để tránh gây ảnh hưởng đến sinh vật của hệ sinh thái sông ngòi cũng như chất lượng môi trường sống của  con người.

Nước thải dệt nhuộm từ quá trình sản xuất được thu gom về đường ống dẫn nước để chảy về mương dẫn có đặt song chắn rác để loại bỏ các tạp chất có kích thước lớn ra khỏi đường ống tránh gây tắc nghẽn, ảnh hưởng đến các công trình xử lý sau.
Dòng nước thải tiếp tục được dẫn qua thiết bị lược rác tinh để loại bỏ các hạt đá, sỏi, cặn có kích thước lớn hơn 1,5mm ra khỏi dòng nước thải.
Nước thải sau khi tách rác được đưa vào bể điều hòa để điểu hòa lưu lượng và nồng độ dòng nước thải, đồng thời trong bể điều hòa có đặt hệ thống thổi khí để tránh lắng cặn xuống đáy bể và các vi sinh vật kỵ khí phát triển gây ra mùi hôi.
Nước thải tiếp tục được dẫn vào bể keo tụ tạo bông để làm tăng kích thước và trọng lượng của bông cặn giúp cho quá trình lắng diễn ra thuận lợi.
Nước thải dệt nhuộm được đưa vào bể lắng I để lắng các chất kết tủa xuống đáy bể và phần nước sẽ theo máng tràn được dẫn sang bể sinh học dạng mẻ SBR để xử lý hàm lượng chất hữu cơ có trong nước thải.
Bể SBR là bể phản ứng làm việc theo mẻ dạng công trình xử lý bùn hoạt tính nhưng 2 giai đoạn sục khí và lắng được thực hiện trong cùng một bể, hoạt động theo chu kỳ gián đoạn. Hệ thống SBR là hệ thống xử lý sinh học nước thải chứa hợp chất hữu cơ và nito cao.
Chu trình hoạt động của bể sinh học dạng mẻ SBR:
-         Làm đầy: đưa nước thải vào bể SBR và bắt đầu quá trình các chất ô nhiễm sinh học bị thối rửa.
-         Sục khí: các chất phản ứng sinh hóa nhờ vào việc cung cấp khí, sinh khối tổng hợp BOD, ammonia, và Ni-tơ hữu cơ.
-         Lắng: sau khi quá trình oxy hóa sinh học xảy ra, bùn được lắng và nổi trên bề mặt tạo lớp màng phân các bùn nước đặc trưng.
-         Chắt: sau một thời gian lắng, nước nổi trên bề mặt được tháo ra khỏi bể SBR mà không có cặn nào theo sau.
-         Nghỉ: đây là thời gian nghỉ trong khi đợi nạp mẻ mới.
Phần cặn lắng trong bể SBR sẽ được đưa ra bể chứa bùn để đem đi xử lý và phần nước trong bể SBR được đưa ra khỏi bể và đưa vào bể lọc áp lực để loại bỏ các hạt cặn có kích thước nhỏ, không có khả năng tự lắng ra khỏi dòng nước. Phần nước thải dệt nhuộm sau khi được xử lý sẽ đưa vào bể khử trùng để tiêu diệt các vi khuẩn có hại còn sót lại trong nguồn nước trước khi xả thải ra ngoài môi trường. Nước thải dệt nhuộm sau xử lý có tiêu chuẩn đầu ra đạt QCVN 13:2008/BTNMT.
Hãy liên hệ với chúng tôi nếu quý doanh nghiệp đang gặp bất kỳ vấn đề gì về xử lý nước thải
Để được tư vấn miễn phí tốt nhất với thời gian nhanh nhất
[Hotline]:   0906.840.903 – 0916.904.787 (Mr. Thành)
[Skype]: moitruonghoabinhxanh

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Hỗ trợ trực tuyến

Liên hệ

Hotline

0906.840.903
0916.904.787
Mr. Thành

Dịch vụ

- Hồ sơ môi trường
- Xử lý nước thải
- Xử lý khí thải
- Xử lý nước sạch
- Cung cấp sản phẩm, thiết bị chuyên ngành Môi trường

Cam kết chất lượng

Công ty Môi trường Hòa Bình Xanh cam kết cung cấp dịch vụ và sản phẩm với chất lượng tốt nhất, giá cả cạnh tranh, thời gian nhanh nhất. Giải quyết mọi thắc mắc của khách hàng.
Hotline: 0906.840.903

Thống kê

Được tạo bởi Blogger.

Tìm kiếm

Thông tin Công nghệ Môi trường

Xem nhiều nhất

Video

Twitter