Sữa là nguồn dinh dưỡng phù hợp với mọi lứa tuổi. Sữa
cung cấp các chất dinh dưỡng, năng lượng và bổ sung sức đề kháng cho cơ thể con
người khỏe mạnh hơn, đặc biệt là trẻ em, người lớn tuổi và phụ nữ mang thai.
Ngày nay, khi đời sống của người dân ngày được tăng cao thì việc tiêu thụ các sản
phẩm tiêu dùng, đặc biệt là sữa ngày càng tăng hơn. Để đáp ứng đủ nhu cầu tiêu
thụ của người tiêu dùng thì các nhà máy
chế biến sữa ngày càng tăng và ngành công nghiệp chế biến sữa ngày càng phát triển mạnh hơn.
![]() |
hình sản xuất sữa tiệt trùng |
Sữa nguyên chất có thành phần dinh dưỡng cao, chứa
nhiều nước và giàu muối khoáng, protein, mỡ bơ, đường và các vitamin.
Để có thể xác định được tính chất nguồn nước thải chế biến sữa thì cần phải
hiểu rõ các quá trình chế biến cũng như công đoạn sản xuất chính.
Các sản phẩm sữa hầu hết được sản xuất từ sữa bò. Sữa
bò sau khi được vắt vào các thùng, can, muốn trở thành sản phẩm khác thì phải
qua các giai đoạn chế biến:
![]() |
Quy trình chế biến sữa bột nguyên kem |
![]() |
Quy trình chế biến sữa tiệt trùng |
Nguồn nước thải của nhà
máy sản xuất chế biến sữa chủ yếu từ:
·
Nước thải sản xuất:
-
Nước rửa các bồn chứa và can ở các trạm
tiếp nhận.
-
Nước súc rửa các sản phẩm dư bên trong
hoặc trên bề mặt của tất cả đường ống, bơm, bồn chứa, thiết bị công nghiệp,…
-
Nước rửa thiết bị, sàn mỗi cuối chu kỳ
hoạt động.
-
Sữa rò rì từ các thiết bị hoặc do làm
rơi vãi nguyên liệu và sản phẩm.
-
Một số chất lỏng khác như sữa tươi, sữa
chua kém chất lượng, bị hư hỏng do quá trình bảo quản và vận chuyển cũng được
thải chung vào hệ thống thoát nước.
-
Nước thải từ nồi hơi, máy làm lạnh.
-
Dầu mỡ rò rỉ từ các động cơ.
·
Nước thải sinh hoạt
Có thể thấy thành phần
chính gây ô nhiễm trong sản xuất sữa là sữa và các sản phẩm từ sữa (chiếm đến
90% tải lượng hữu cơ BOD). Vì vậy mà các chỉ số nước thải chế biến sữa mà ta cần quan tâm là BOD, COD, SS và chất
béo. Nước thải chế biến sữa thường có hàm lượng hữu cơ cao, ít chất lơ lửng, vì
vậy chúng là nguồn dinh dưỡng cho các vi sinh vật tiêu thụ với tốc độ nhanh.
Ngoài ra, trong nước thải chế biến sữa còn chứa Nito và Photpho, là nguồn dinh
dưỡng tốt cho thực vật sẽ dẫn đến hiện tượng phú dưỡng hóa nguồn nước.
Nước
thải chế biến sữa ở nước ta có hàm lượng COD, BOD5
tương đối thấp, lưu lượng và thành phần nước thải ít thay đổi theo mùa. Đa phần
các nhà máy chế biến sữa nằm gần hoặc trong khu vực dân cư và chưa có hệ thống xử lý nước thải, nên lượng nước thải từ chế biến sữa này chủ yếu
được thoát theo đường thoát nước chung có trộn lẫn với nước thải sinh hoạt để xả
thải ra môi trường. Như vậy sẽ làm ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Vì vậy mà cần phải xử lý nước thải chế biến sữa cẩn thận
trước khi xả thải ra ngoài môi trường.
![]() |
Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải chế biến sữa |
Nước thải chế biến sữa
theo đường ống chảy qua song chắn rác tinh để loại bỏ bớt các tạp chất thô khó
lắng và khó phân hủy trong nước để bảo vệ các công trình phía sau rồi được dẫn về hố thu gom. Phần rác thải được
giữ lại ở song chắn rác tinh sẽ được lấy bằng thủ công và bỏ vào thùng rác.
Sau khi vào bể thu gom,
nước thải sẽ tiếp tục được dẫn qua bể tuyển nổi nhằm loại bỏ các ván dầu mỡ,
các chất bơ từ quá trình chế biến sữa có trong nước thải và loại bỏ bớt các hạt
cặn nhẹ khó lắng được bằng phương pháp trọng lực. Tại bể SBR sẽ đặt hệ thống sục
khí chìm bên dưới để sục khí đẩy các ván dầu mỡ cũng như các hạt cặn nhẹ ra khỏi
dòng nước thải.
Nước thải sau khi ra khỏi
bể tuyển nổi sẽ được đưa vào bể điều hòa để ổn định lưu lượng và nồng độ chất
thải có trong nước. Trong bể điều hòa có đặt thiết bị thổi khí giúp tránh cặn bị
lắng xuống đáy và xảy ra hiện tượng phân hủy kỵ khí gây mùi hôi khó chịu.
Sau đó nước thải được
đưa vào bể keo tụ tạo bông để kết dính các hạt cặn lại với nhau giúp chúng có
kích thước lớn và nặng hơn để quá trình lắng cặn ở bể lắng I diễn ra tốt hơn. Đồng
thời, lượng cặn bùn trong bể sẽ được đưa vào bể chứa bùn để xử lý.
Phần nước thải sẽ được
đưa vào bể sinh học kỵ khí UASB để loại bỏ hàm lượng COD, BOD5 nhờ
các vi sinh vật kỵ khí sử dụng chúng làm chất dinh dưỡng cho quá trình sinh trưởng
và phát triển dưới điều kiện không có oxi.
Lượng nước thải sau khi
ra khỏi bể UASB sẽ giảm được một lượng khá lớn BOD5 và COD nhưng vẫn
chưa triệt để. Nên ta tiếp tục cho dòng thải chảy vào bể trung gian trước khi
vào bể SBR để xử lý.
Bể SBR hoạt động với 5
pha nối tiếp nhau:
-
Pha làm đầy (Filling)
-
Pha phản ứng (React)
-
Pha lắng (Seltle)
-
Pha tháo nước sạch (Decant)
-
Pha chờ (Idle)
Trong bể SBR, quá trình
sục khí và lắng diễn ra trong cùng 1 bể nên không cần phải tuần hoàn lại bùn. Lượng
bùn trong bể này sẽ được đem ra bể chứa bùn và xử lý.
Nước thải chế biến sữa
tiếp tục được đem đi khử trùng để loại các vi khuẩn có hại trước khi xả thải ra
ngoài môi trường với đầu ra đạt QCVN 40:2011/BTNMT.
Hãy liên hệ với chúng tôi nếu quý doanh nghiệp đang gặp bất kỳ vấn đề gì về xử lý nước thải
Để được tư vấn miễn phí tốt nhất với thời gian nhanh nhất
[Hotline]: 0906.840.903 – 0916.904.787 (Mr. Thành)
[Skype]: moitruonghoabinhxanh
[Email]: mail@hoabinhxanh.vn
0 nhận xét:
Đăng nhận xét