Hiện nay với sự phát
triển vững mạnh của nền kinh tế thì 2 đô thị lớn của cả nước là TP HCM và Hà Nội
là 2 khu vực tập trung đông đúc dân cư và các khu công nghiệp. Dân số tăng
nhanh nên các khu dân cư dần được hình thành và quy hoạch, đồng thời các vấn đề
liên quan đến môi trường cũng được xảy ra mạnh hơn. Với các khu đô thị lớn tập
trung đông đúc dân cư thì tổng lượng nước tiêu thụ cũng rất lớn và lượng nước
thải ra cũng ngày càng nhiều. Trong đó, nước thải sinh hoạt chiếm khoảng 80% tổng
lượng nước thải của các khu đô thị. Và việc xử lý và quản lý nước thải sinh hoạt
chưa được triệt để dẫn đến ảnh hưởng chất lượng nguồn nước mặt và nguồn nước ngầm
cũng bị ô nhiễm theo làm ảnh hưởng đến chất lượng đời sống của con người.
Nước thải sinh hoạt là
nước được thải bỏ sau khi sử dụng cho mục đích sinh hoạt như tắm rửa, giặt giũ,
lau dọn… chúng thường được thải ra từ các cơ quan, căn hộ, trường học, bệnh viện….
Nước thải sinh hoạt được chia làm 2 loại là:
·
Nước thải từ các phòng vệ sinh: bị nhiễm
bẩn do chất bài tiết từ con người
·
Nước thải nhiễm bẩn do chất thải sinh hoạt:
các chất rửa trôi, vệ sinh sàn nhà, cặn bả từ nhà bếp thải ra.
Trong nước thải sinh hoạt, thành phần ô nhiễm chủ yếu có nguồn gốc
từ các chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học, và hữu cơ chiếm 60% và vô cơ là 40%.
Các chất hữu cơ trong nước thải sinh hoạt có tính chất hóa học như protein, hydrat
carbon, lipid, dầu mỡ, ure. Nồng độ các chất dinh dưỡng như nitơ và phốtpho cao
sẽ làm nguồn nước bị phú dưỡng hóa. Các chất dùng để tẩy rửa gây nên hiện tượng
sủi bọt trắng ở bể. Trong nước thải sinh hoạt còn có các chất vô cơ như: đất
sét, cát, khoáng chất… Ngoài ra nguồn nước thải sinh hoạt có chứa một lượng lớn
vi khuẩn Coliform cũng cần được xử lý.
Theo tính toán thống kê của nhiều quốc gia đang phát triển khối lượng chất ô
nhiễm hàng ngày do mỗi người đưa vào môi trường (nếu không xử lý) được đưa ra
trong bảng:
Thông số
|
Tải lượng
(g/ngày.người)
|
Thông số
|
Tải lượng
(g/ngày.người)
|
BOD5
|
45 - 54
|
Amoni
|
2,4 – 4,8
|
COD
|
72 - 102
|
Tổng coliform
|
106 – 109
|
Chất rắn lơ lửng (SS)
|
70 - 145
|
Fecal coliform
|
105 – 106
|
Dầu mỡ phi khoáng
|
10 - 30
|
Tổng số vi khuẩn
|
109 – 1010 MPN/100ml
|
Tổng photpho
|
0,8 – 4
|
Trứng giun sán
|
103
|
Tổng nitơ
|
6 - 12
|
||
Vì vậy, việc xử lý
nước thải sinh hoạt là thật sự cần thiết.
Hệ thống thu gom xử lý nước thải sinh hoạt
Sơ đồ công nghệ xử lý
nước thải sinh hoạt truyền thống
Nước thải
sinh hoạt được thải vào hệ thống cống dẫn chung đi về hệ thống xử lý nước thải.
Trước khi cho vào bể lắng cát, hệ thống đi qua song chắn rác giúp tách các loại
rác có kích thước lớn ra khỏi nước thải và đồng thời bảo vệ những công trình
đơn vị phía sau. Phần rác trên song chắn được thu gom thải bỏ một cách hợp lý
(đưa đến bãi chôn lấp).
Từ bể lắng
cát, nước thải chảy qua bể điều hòa. Bể này có nhiệm vụ lưu trữ nước thải cho
1/2 ca sản xuất (4 giờ), nhờ hệ thống máy khuấy được đặt trong bể mà nước thải
được xáo trộn đều giúp đảm bảo sự đồng nhất về chất lượng và ổn định về lưu lượng
nước trước khi vào dây chuyền xử lý. Nguồn khí cấp vào hệ thống đĩa phân phối lấy
từ máy thổi khí.Sau đó nước tự chảy về bể xử lý sinh học theo mẻ SBR. Mỗi bể
SBR một chu kỳ tuần hoàn bao gồm:
-
Làm đầy: đưa nước
thải vào bể SBR và bắt đầu quá trình các chất ô nhiễm sinh học bị thối rửa.
-
Sục khí: các chất phản ứng sinh hóa nhờ vào việc
cung cấp khí, sinh khối tổng hợp BOD, ammonia, và Ni-tơ hữu cơ.
-
Lắng: sau khi quá trình oxy hóa sinh học xảy ra,
bùn được lắng và nổi trên bề mặt tạo lớp màng phân các bùn nước đặc trưng.
-
Chắt: sau một thời gian lắng, nước nổi trên bề mặt
được tháo ra khỏi bể SBR mà không có cặn nào theo sau.
-
Nghỉ: đây là thời gian nghỉ trong khi đợi nạp mẻ
mới.
Bởi thao
tác vận hành như trường hợp gián đoạn này, cũng có nhiều khả năng khử nitrit và
photpho. Phản ứng không phụ thuộc đơn vị xử lý khác và chúng hoạt động liên tục
trong. Trong bể SBR có đặt thiết bị sục khí để cung cấp đủ oxi cho các vi khuẩn
hoạt động cũng như việc trộn nước thải với bùn hoạt tính có sẵn trong bể. Bùn
hoạt tính chính là các vi khuẩn hiếu khí vì vậy khi được trộn với nước thải và
không khí có Ôxi, chúng sẽ phân hủy các chất hữu cơ tạo thành cặn lắng xuống đáy
bể SBR. Nước trong bể SBR được gạn ra khỏi bể và thu vào bể khử trùng để hoàn
thành giai đoạn cuối nhằm đạt được tiêu chuẩn trước khi xả ra nguồn tiếp nhận.
Thông thường, người ta sử dụng Chlorine để khử trùng hoặc tia UV....Một phần
bùn hoạt tính dư từ bể SBR được bơm về bể nén bùn sau đó được bơm vào thiết bị
ép cặn tạo thành bánh đem làm phân hoặc chôn lấp. Một phần nhỏ nước rỉ rác
trong quá trình ép bùn sẽ được thu hồi về bể điều hòa để tiếp tục xử lý. Chất
lượng nước đạt được sau xử lý là loại B - theo tiêu chuẩn QCVN 14:2008/BTNMT.
Hãy liên hệ với chúng tôi nếu quý doanh nghiệp đang gặp bất kỳ vấn đề gì về xử lý nước thải
Để được tư vấn miễn phí tốt nhất với thời gian nhanh nhất
[Hotline]: 0906.840.903 – 0916.904.787 (Mr. Thành)
[Skype]: moitruonghoabinhxanh
[Email]: mail@hoabinhxanh.vn
0 nhận xét:
Đăng nhận xét