Với nền kinh tế ngày một
phát triển thì các khu đô thị lớn cũng dần được hình thành, trong đó, hai trung
tâm đô thị lớn của cả nước là TPHCM và Hà Nội là 2 khu vực tập trung nhiều khu
công nghiệp sản xuất nhất, nơi thu hút nhiều vốn đầu tư của doanh nghiệp cũng
như lượng công nhân làm việc đông đúc.
Trong các khu công nghiệp
tập trung nhiều cơ sở sản xuất và công nhân lao động nên lượng nước bị nhiễm bẩn
từ các cơ sở sản xuất này thải bỏ ra ngoài môi trường là khá lớn. Nếu nguồn nước thải từ các KCN này không được xử lý trước khi thải bỏ ra ngoài môi trường sẽ làm ô nhiễm nguồn tiếp nhận, ảnh hưởng đến hệ sinh thái môi trường xung quanh. Nguồn nước thải
từ các khu công nghiệp gồm hai loại chính là nước thải sinh hoạt và nước thải sản
xuất. Nếu nước thải từ các nhà máy này không được xử lý cục bổ trước khi chảy
vào hệ thống xử lý nước thải tập trung sẽ gây hư hỏng đường ống, đường cống chung.
![]() |
nhà máy xử lý nước thải KCN Đông Nam |
Đối với nguồn nước thải
sản xuất: tùy theo từng loại hình sản xuất khác nhau mà mỗi nhà máy có lưu lượng
sử dụng cũng như nồng độ nước thải là khác nhau. Chủ yếu được chia làm 3 nhóm
chính:
-
Nhóm 1: sản xuất giấy, bột giấy, ngành
thuộc da, các công đoạn tẩy nhuộm, công nghệ xi mạ, sản xuất hóa chất, sản xuất
pin – ác quy, chất tẩy rửa, thuốc nhuộm, mực in.
-
Nhóm 2: ngành nghề chế biến gỗ: cưa xé sấy
gỗ và các sản phẩm làm từ gỗ, sơn gia công các sản phẩm từ gỗ, kim loại và các
sản phẩm khác. Luyện cán thép và các sản phẩm từ phôi thép, luyện cán và sản xuất
các sản phẩm từ cao su, kinh doanh phân loại phế liệu, phế thải, thức ăn chăn
nuôi. Ngành thủy sản: chế biến thực phẩm, nước chấm bột ngọt, muối dầu ăn, rượu
bia, nước giải khát, chế biến hạt điều.
-
Nhóm 3: sản xuất gạch, nguyên liệu pha
chế và đóng gói thuốc bảo vệ thực vật; sản xuất phân bón, tái chế phế liệu, phế
thải; sơ chế cao su thiên nhiên; sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm; sản xuất
tinh bột từ khoai mỳ, xử lý chất thải công nghiệp nguy hại.
Đối với nước thải sinh
hoạt thì thành phần nước thải chủ yếu gồm cặn lơ lửng (SS), BOD, COD, tổng
nito, phospho, vi sinh…được thải ra từ các quá trình hoạt động của công nhân.
Đối với nước mưa chảy
tràn thì khu công nghiệp có hệ thống thu gom nước mưa độc lập với hệ thống thu
gom nước thải
![]() |
trạm xử lý nước thải tập trung KCN Hòa Khánh |
Nguồn nước thải từ các
nhà máy sản xuất sẽ được xử lý sơ bộ trước khi đưa vào hệ thống xử lý nước thải
tập trung và đảm bảo chất lượng nước đầu ra đạt QCVN 24:2009/BTNMT.
Nước thải từ khu công
nghiệp theo mương dẫn nước qua song chắn rác để loại bỏ các tạp chất rắn thô có
kích thước lớn trước khi đưa vào hố thu nước tập trung. Tại đây, nước thải được
đưa vào bể tuyển nổi hoặc tách dầu để tách bỏ các váng dầu có trong nước thải
và lớp váng dầu này được thu gom và đem đi xử lý.
Sau đó nước thải KCN được
đưa qua bể điều hòa đề ổn định lưu lượng và nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải
bằng phương pháp sục khí. Nước thải KCN tiếp tục được dẫn qua bể keo tụ tạo
bông, dung dịch phèn sẽ được châm vào giúp các hạt cặn kết dính lại với nhau với
kích thước đủ lớn tạo điều kiện cho quá trình lắng bông cặn ở bể lắng sơ bộ được
diễn ra tốt hơn. Lượng bùn thải trong bể lắng sơ bộ được thu gom ra bể chứa bùn
và đem đi xử lý.
Phần nước trong sau khi
ra khỏi bể lắng sẽ qua bể trung hòa để trung hòa lại nồng độ chất thải trong nước
và sau đó được dẫn qua bể xử lý sinh học dạng mẻ SBR.
SBR là một bể aerotank
cải tiến được hoạt động theo 5 pha:
Pha làm đầy: nguồn nước
thải sẽ được bơm vảo đầy bể với các quá trình làm đầy được thay đổi linh hoạt
tùy theo mục tiêu xử lý: làm đầy tĩnh, làm đầy hòa trộn, làm đầy sục khí.
Pha phản ứng, thổi khí: các quá
trình nitrit hóa, nitrat hóa và phân giải các hợp chất hữu cơ được tiến hành nhờ
vào việc cung cấp khí trong bể. Trong pha này còn xảy ra quá trình nitrat hóa,
amoniac trong nước thải sẽ được chuyển hóa thành nitrit và nitrat.
Pha lắng trong (settling): sau khi
quá trình oxi hóa xảy ra, các thiết bị sục khí ngừng hoạt động, quá trình lắng
được diễn ra trong môi trường tĩnh hoàn toàn. Bông bùn được lắng xuống đáy bể
và nước nổi lên trên tạo lớp màng phân các bùn và đặc trưng, đồng thời sẽ xảy
ra quá trình phản nitrat, nitrat và nitrit được tạo ra ở pha trên sẽ bị khử
nito.
Xả cặn dư và xả nước ra
(discharge): nước nổi trên bề mặt sau một thời gian lắng sẽ được tháo ra khỏi bề
SBR , lượng cặn dư cũng được xả ra theo.
Chờ tiếp nhận nước thải mới, thời
gian chờ có thể phụ thuộc vào thời gian vận hành.
Lượng bùn cặn trong bể
SBR sẽ được đưa vào bể chứa bùn và đem đi xử lý, phần nước trong sau khi ra khỏi
bể sẽ được khử trùng để tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh trước khi xả ra nguồn
tiếp nhận.
Hãy liên hệ với chúng tôi nếu quý doanh nghiệp đang gặp bất kỳ vấn đề gì về xử lý nước thải
Để được tư vấn miễn phí tốt nhất với thời gian nhanh nhất
[Hotline]: 0906.840.903 – 0916.904.787 (Mr. Thành)
[Skype]: moitruonghoabinhxanh
[Email]: mail@hoabinhxanh.vn
0 nhận xét:
Đăng nhận xét