Để đáp ứng nhu cầu phát
triển dân trí của đất nước thì việc hình thành các khu trường học cũng ngày
càng tăng lên. Lượng nước cấp dùng trong sinh hoạt cũng tăng dần do sự phát triển
dân số và các khu vực đô thị. Đồng thời, lượng nước thải sinh hoạt cũng tăng
theo đó nhưng điều đáng nói là các loại nước thải này được thải bỏ một cách trực
tiếp ra ngoài môi trường mà chưa qua một hệ thống xử lý nước thải nào. Nước thải
được chia làm 2 loại gồm: nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt.
Trong đó nước thải sinh
hoạt được hình thành từ một số hoạt động của con người. Một số hoạt động dịch vụ
công cộng như trường học, nhà ăn, bệnh viện,… cũng tạo ra các loại nước thải có
thành phần và tính chất tương tự như nước thải sinh hoạt.
Nước thải sinh hoạt là
một vấn đề quan trọng đối với các thành phố lớn và đông dân cư, đối với các quốc
gia đang phát triển hiện nay như nước ta vì hệ thống cống rãnh thoát nước còn
đang trong tình trạng thô sơ nên việc giải quyết và xử lý loại nước thải này vẫn
chưa được triệt để. Nguồn nước thải này đa phần sẽ được thải bỏ trực tiếp ra
nguồn tiếp nhận, điều này đang góp phần làm ô nhiễm nguồn nước mặt. Và theo thống
kê của Bộ Y Tế thì hơn 80% các bệnh truyền nhiễm ở nước ta liên quan đến nguồn
nước. Người dân ở cả nông thôn và đô thị đang phải đối mặc với các nguy cơ mặt
bệnh do môi trường nước đang ngày một ô nhiễm nghiêm trọng.
Nước thải là hệ đa phân
tán thô bao gồm nước và các chất bẩn. Các chất bẩn trong nước thải sinh hoạt được
hình thành từ các hoạt động sống của con người như tắm giặt, nước nhà bếp, nước
cầu tiêu, nước tiêu và các hoạt động không phải là sản xuất. Các chất bẩn này với
thành phần hữu cơ và vô cơ tồn tại ở dạng cặn lắng, các chất rắn không lắng được
và các chất hòa tan. Thành phần tính chất của nước thải được phân tích bằng hóa
lý, vi sinh.
Bảng:
Tải trọng chất thải trung bình trong một ngày tính theo đầu người
Các chất
|
Tổng lượng thải
(g/người/ngày)
|
Chất thải hữu
cơ (g/người/ngày)
|
Chất thải vô
cơ (g/người/ngày)
|
Tổng lượng chất thải
|
190
|
110
|
80
|
Chất tan
|
100
|
50
|
50
|
Các chất không tan
|
90
|
60
|
30
|
Chất lằng
|
60
|
40
|
20
|
Chất không lắng
|
30
|
20
|
10
|
Thành phần và tính chất
của nước thải sinh hoạt phụ thuộc vào các nguồn nước thải cũng như là lượng nước
ít hay nhiều ở từng khu vực.
Nước thải sinh hoạt chiếm
khoảng 80% lượng nước được cấp cho sinh hoạt, và thường chứa những tạp chất
khác nhau. Trong đó thành phần hữu cơ chiếm khoảng 52% và vô cơ là 48%. Ngoài
ra trong nước thải sinh hoạt còn chứa nhiều loài vi sinh vật gây bệnh và các độc
tố của chúng. Phần lớn các vi sinh vật có trong nước thải là vi rút, vi khuẩn,
nấm, rong tảo, trứng giun sán, có thể có cả các vi trùng gây bệnh như là, lỵ,
thương hàn, có khả năng gây thành dịch bệnh.
Nước thải sinh hoạt thường
chứa thành phần dinh dưỡng rất cao. Nhiều trường hợp lượng chất dinh dưỡng này
vượt quá nhu cầu phát triển của vi sinh vật dùng trong phương pháp xử lý sinh học.
Trong các phương pháp xử lý sinh học thì người ta cấn lượng dinh dưỡng trung
bình tính theo tỷ lệ BOD5:N:P là 100:5:1. Các chất hữu cơ trong nước
thải không phải được chuyển hóa hết bởi các loài vi sinh vật mà có khoảng
20-40% BOD không qua chuyển hóa bởi vi sinh vật, chúng chuyển ra cùng với bùn lắng.
Bảng:
thành phần của nước thải sinh hoạt
STT
|
Các chất có
trong nước thải
|
Mức độ ô nhiễm
(mg/l)
|
||
Thấp
|
Trung bình
|
Nặng
|
||
1
|
Tổng chất rắn
|
200
|
500
|
1000
|
2
|
Chất rắn hòa tan
|
120
|
350
|
700
|
3
|
Chất rắn không hòa tan
|
8
|
150
|
300
|
4
|
Tổng chất rắn lơ lửng
|
120
|
350
|
600
|
5
|
Chất rắn lắng
|
4
|
8
|
12
|
6
|
DO
|
0
|
0
|
0
|
7
|
Nito tổng
|
25
|
50
|
85
|
8
|
Nito hữu cơ
|
10
|
20
|
35
|
9
|
NH3 (Tính theo N)
|
15
|
30
|
50
|
10
|
NO3- (Tính theo
N)
|
0.4
|
0.2
|
0.4
|
11
|
NO2- (Tính theo
N)
|
0
|
0.05
|
0.1
|
12
|
Clorua
|
15
|
100
|
175
|
13
|
Độ kiềm
|
5
|
100
|
200
|
14
|
Chất béo
|
0
|
20
|
40
|
15
|
Tổng photpho
|
-
|
8
|
-
|
Tác
hại đến môi trường nước do những thành phần có trong nước thải gây ra:
1.
COD, BOD: sự khoáng hóa, ổn định chất hữu
cơ tiêu thụ, một lượng lớn và gây thiếu hụt oxi của nguồn tiếp nhận dẫn đến ảnh
hưởng hệ sinh thái môi trường nước. Nếu ô nhiễm quá mức, điều kiện yếm khí có
thể hình thành. Trong quá trình phân hủy yếm khí có thể sinh ra các thành phần
như H2S, NH3, CH4… làm cho nước có mùi hôi thối
và làm giảm pH của môi trường.
2.
SS: lắng đọng ở nguồn tiếp nhận, gây điều
kiện yếm khí.
3.
Nhiệt độ: nhiệt độ của nước thải sinh hoạt
thường không ảnh hưởng đến đời sống của thủy sinh vật nước.
4.
Vi trùng gây bệnh: gây ra các bệnh lan
truyền bằng đường nước như tiêu chảy, ngộ độc thức ăn, vàng da,…
5.
Amonia, phospho: đây là những nguyên tố
dinh dưỡng đa lượng. Nếu nồng độ dinh dưỡng quá cao sẽ gây ra hiện tượng phú dưỡng
hóa nguồn nước (sự phát triển bùng phát của các loại tảo làm cho hàm lượng oxi
trong nước thấp vào ban đêm gây ngạt thở và chết các vi sinh vật sống trong nước,
trong khi đó nồng độ oxi vào ban ngày rất cao do quá trình quang hợp của tảo).
6.
Màu: mất mỹ quan.
7.
Dầu mỡ: gây mùi, ngăn cản khuếch tán oxi
trên bề mặt.
Vì vậy mà nguồn nước thải
sinh hoạt từ các trường học cần phải được xử lý trước khi thải bỏ ra ngoài môi
trường để tránh tình trạng gây ô nhiễm nguồn nước làm mất cân bằng hệ sinh thái
môi trường nước cũng như chất lượng môi trường sống của người dân xung quanh.
Nước thải sinh hoạt từ trường học trước khi được đưa vào hố
thu gom sẽ qua song chắn rác để loại bỏ các chất rắn thô có kích thước lớn rồi
đưa qua bể lắng cát để loại bỏ các tạp chất vô cơ như cát… đồng thời nước thải
từ các khu nhà ăn sẽ được đưa qua bể tách dầu mỡ để loại bỏ lượng dầu mỡ có
trong nước thải nước khi đưa về hệ thống xử lý tập trung.
Nguồn nước thải sinh hoạt sau đó được đưa về hố thu gom tập
trung và bơm vào bể điều hòa. Tại bể điều hòa, nước thải được điều hòa lưu lượng
và ổn định nồng độ các thành phần có trong nước thải. Máy thổi khí được đặt
trong bể sẽ giúp tránh hiện tưởng xảy ra lắng cặn và phân hủy yếm khí xảy ra
trong bể. Trước khí được đưa vào bể anoxic thì nước thải được đưa vào bể trung
gian để ổn định lại nồng độ oxi.
Sau đó nước thải sẽ tự
chảy vào bể Anoxic. Bể Anoxic xử lý tổng hợp: khử BOD, nitrat hóa, khử NH4+
và NO3- thành N2,
khử phospho. Nước thải sau khi qua bể anoxic sẽ được bơm vào bể sinh học hiếu
khí với giá thể tiếp xúc dạng tấm với lưu lượng cố định, tại đây sẽ xảy ra quá
trình xử lý các chất bẩn hữu cơ, N, P trong nước thải nhờ các vi sinh vật bám
dính trên bề mặt giá thế. Nhờ oxi cung cấp từ máy thổi khí, các vi sinh vật
phát triển trên bề mặt giá thể tạo thành màng vi sinh. Màng vi sinh với mật độ
vi sinh vật cao sẽ sử dụng chất hữu cơ có trong nước thải làm nguồn dinh dưỡng
để sống và phát triển.
Nước thải sau xử lý sinh học được dẫn qua bể lắng II để loại
bỏ các vi sinh vật già bị bong tróc khỏi giá thể trôi theo dòng nước. Tại đây,
cặn bùn sẽ được tách ra khỏi nước và lắng xuống đáy bể. Nước sau lắng sẽ chảy
qua bể khử trùng. Tại đây, nước thải được khử trùng bằng chlorine để loại bỏ
các vi trùng gây bệnh.
Nước thải sau khi qua khử trùng được đưa ra nguồn tiếp nhận
và đạt QCVN 14:2008/BTNMT.
Bùn tách ra trong bể lắng một phần sẽ được bơm hoàn lưu về bể sinh học hiếu khí trong khoảng thời gian đầu chạy khởi động hệ thống để giữ nồng độ bùn trong bể tại mức cố định (khi hệ thống hoạt động ổn định không cần hoàn lưu bùn), lượng bùn dư còn lại sẽ được bơm sang bể chứa bùn. Nước dư từ bể chứa bùn sẽ được đưa về hố thu. Bùn trong bể sẽ được ép nhờ máy ép bùn và đem đi chôn lấp đúng quy định.
Bùn tách ra trong bể lắng một phần sẽ được bơm hoàn lưu về bể sinh học hiếu khí trong khoảng thời gian đầu chạy khởi động hệ thống để giữ nồng độ bùn trong bể tại mức cố định (khi hệ thống hoạt động ổn định không cần hoàn lưu bùn), lượng bùn dư còn lại sẽ được bơm sang bể chứa bùn. Nước dư từ bể chứa bùn sẽ được đưa về hố thu. Bùn trong bể sẽ được ép nhờ máy ép bùn và đem đi chôn lấp đúng quy định.
Ưu điểm của loại hình công nghệ:
Với những ưu thế vượt trội của công nghệ xử lý sinh học hiếu
khí có sử dụng giá thể tiếp xúc cố định như : Hiệu quả xử lý cao các chất ô nhiễm
hữu cơ, N, P; Tải lượng xử lý các chất hữu cơ cao hơn, do đó khối tích công
trình nhỏ, thích hợp với những nơi không có nhiều diện tích đất xây dựng. Chịu
được sốc tải trọng do có nhiều chủng vi sinh vật hiếu khí, hiếu khí và thiếu
khí cùng tồn tại trong một công trình; chi phí và quy trình vận hành đơn giản,
không cần nhân công trình độ cao.
Ngoài ra, công nghệ xử lý sinh học hiếu khí với hệ vi sinh vật bám dính cố định còn có một số ưu điểm về mặt kỹ thuật như:
![]() |
công nghệ lọc màng sinh học dạng tấm |
Ngoài ra, công nghệ xử lý sinh học hiếu khí với hệ vi sinh vật bám dính cố định còn có một số ưu điểm về mặt kỹ thuật như:
Diễn ra cả
hai quá trình nitrification và denitrification.
·
Có khả năng đệm trong trường hợp nồng độ ô nhiễm
của nước thải vào ở mức cao hoặc trong nước thải có chứa chất độc (nồng độ thấp).
·
Tiêu thụ
sinh khối của các vi sinh vật khác nhau trong cùng quần thể vi sinh vật.
·
Giá thể
vi sinh dạng tấm có cấu hình tối ưu làm tăng hiệu quả xử lý, giúp quá trình
tách vi sinh vật già thuận lợi, tránh tình trạng vi sinh vật già bám quá lâu
trên bề mặt giá thể.
·
Một ưu điểm nổi bật của công nghệ này là lượng
bùn sinh ra chỉ bằng một phần ba lượng bùn khi áp dụng công nghệ xử lý với vi
sinh vật lơ lửng. Do đó hệ thống giảm được khối lượng công trình cũng như chi
phí xây dựng và xử lý bùn, đồng thời giảm thiểu được mùi hôi, tình trạng rơi
vãi bùn trong quá trình thu gom, vận chuyển thường xuyên.
Hãy liên hệ với chúng tôi nếu quý doanh nghiệp đang gặp bất kỳ vấn đề gì về xử lý nước thải
Để được tư vấn miễn phí tốt nhất với thời gian nhanh nhất
[Hotline]: – 0916.904.787 (Mr. Thành)
[Skype]: moitruonghoabinhxanh
[Email]: mail@hoabinhxanh.vn
Những tin hot nhất được tập hợp ở đây: hút hầm cầu huyện bến cát
Trả lờiXóa