Nước ta là một trong số các nước có nhiều diện tích đất dành cho canh tác cây công nghiệp. Cây điều là một trong số đó, và để tối ưu hóa và nâng cao chất lượng của các sản phẩm cây công nghiệp. Nhiều nhà máy chế biến được thành lập để tiếp nhận các nguồn nguyên liệu này và qua quá trình chế biến sẽ cho ra các sản phẩm khác nhau. Bên cạnh đó, nước thải từ quá trình sản xuất ở các nhà máy chế biến hạt điều cũng cần được quan tâm xử lý.





Quy trình sản xuất hạt điều


Nước thải phát sinh từ nhà máy chế biến hạt điều chứa hàm lượng các chất ô nhiễm cao, chủ yếu là các hợp chất hữu cơ, chất lơ lửng, photpho và hàm lượng dầu mỡ. Thành phần và tính chất nước thải chế biến hạt điều và tiêu chuẩn nước thải đầu ra thể hiện trong bảng sau:
STT
Thông số
Đơn vị tính
Giá trị
Cột B
QCVN 40:2011/BTNMT
1
pH
-
4,73
5,5-9
2
BOD5
mg/l
608
50
3
COD
mg/l
1418
150
4
SS
mg/l
600
100
5
N-NH4
mg/l
25
10
6
Tổng photpho
mg/l
32,4
6
7
Tổng phenol

0,282
0,5
8
coliform
VK/100ml
-
5000
Sơ đồ công nghệ:


                 
                                                                           
Thuyết minh sơ dồ công nghệ
Hố thu
Nước thải từ nguồn phát sinh theo mạng lưới thu gom chảy vào hố thu của trạm xử lý. Bẫy cát đặt trước hố thu nhằm loại bỏ cát và các vật thể nặng để bảo vệ thiết bị và đường ống công nghệ phía sau, song chắn rác thô để loại bỏ các tạp chất có kích thước lớn ra khỏi dòng thải.
Thiết bị lọc rác tinh được đặt sau hố thu trước khi bơm nước lên tháp giải nhiệt để loại rác có kích thước nhỏ như: vỏ điều mày điều… làm giảm SS trong nước thải.
Bể tách dầu
Bể tách dầu thô được thiết kế có hai ngăn, một ngăn để tuyển nổi bằng khí nén, tạo điều kiện thuận lợi để các hạt dầu nổi lên trên mặt nước, còn ngăn kia cho nước trong chảy qua. Dầu này được loại khỏi nước thải bằng thiết bị tách dầu hoặc vớt thủ công cho vào bể chứa dầu cặn. Nước sạch váng dầu được đưa qua bể điều hòa.
Bể điều hòa
Tại bể điều hòa, bố trí máy khuấy trộn chìm nhằm mục đích hòa trộn đồng đều nước thải trên toàn diện tích bể, ngăn ngừa hiện tượng lắng cặn ở bể, sinh ra mùi khó chịu. Điều hòa lưu lượng là phương pháp được áp dụng để khắc phục các vấn đề sinh ra sự dao động của lưu lượng, cải thiện hiệu quả hoạt động của các quá trình xử lý tiếp theo. Bơm được lắp đặt trong bể điều hòa để đưa nước lên các công trình phía sau.
Bể phản ứng
Trong nước thải các cặn bẩn, các sản phẩm vô cơ, chất ô nhiễm …có kích thước nhỏ nên chúng tham gia vào chuyển động nhiệt cùng với phân tử nước tạo nên một hệ keo phân tán trong toàn bộ thể tích nước. Chúng có độ bền nhỏ hơn độ bền phân tử nên dễ phá huỷ bằng phèn. Phèn cho vào nước thải nhằm làm mất độ keo thiên nhiên trong nước thải, đồng thời tạo ra hệ keo mới có khả năng kết hợp chất ô nhiễm thành những bông cặn, có hoạt tính bề mặt cao, dễ lắng. Các quá trình phản ứng diễn ra như sau:
-          Khuấy trộn phèn với nước thải.
-          Thuỷ phân của phèn.
-          Phá huỷ độ bền của keo (làm mất ổn định của hệ keo).
-          Dính kết hấp thụ và keo tụ do chuyển động nhiệt và do khuấy trộn.
Tại bể phản ứng, hoá chất keo tụ (PAC và phèn Sắt) được châm vào bể với liều lượng nhất định và được kiểm soát chặt chẽ bằng các thiết bị điện tử. Dưới tác dụng của hệ thống cánh khuấy với tốc độ lớn được lắp đặt trong bể, các hóa chất được hòa trộn nhanh và đều vào trong nước thải.
Trong điều kiện môi trường thuận lợi cho quá trình keo tụ, hóa chất keo tụ và các chất ô nhiễm trong nước thải tiếp xúc, tương tác với nhau, hình thành các bông cặn nhỏ li ti trên khắp thể tích bể. Hỗn hợp nước thải này tự chảy qua bể keo tụ tạo bông.
Bể keo tụ tạo bông
Chất keo tụ được cho vào nước thải mang điện tích dương (+), bao gồm phèn Nhôm, phèn Sắt và các loại Polymer cao phân tử khác (Polymer +) tạo nên hệ keo mang điện tích dương. Chất trợ keo tụ là các Polymer âm (-) phối hợp với hệ keo mang ion dương giúp cho quá trình lắng các bông bùn xảy ra nhanh hơn.
Tại bể keo tụ tạo bông, hóa chất trợ keo tụ (Polymer -) được châm vào bể với liều lượng nhất định. Dưới tác dụng của hóa chất này và hệ thống motor cánh khuấy với tốc độ chậm, các bông cặn li ti từ bể phản ứng sẽ chuyển động, va chạm, dính kết và hình thành nên những bông cặn tại bể keo tụ tạo bông có kích thước và khối lượng lớn gấp nhiều lần các bông cặn ban đầu, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình lắng ở bể lắng. Hỗn hợp nước và bông cặn hữu dụng tự chảy sang bể lắng hóa lý.
Bể lắng hóa lý
Nước thải từ bể keo tụ tạo bông được phân phối vào vùng phân phối nước của bể lắng.
Nước và bông cặn chuyển động qua vùng phân phối nước đi vào vùng lắng của bể lắng theo phương pháp lắng trọng lực. Khi hỗn hợp nước và bông cặn đi vào bể, các bông bùn va chạm với nhau, tạo thành những bông bùn có kích thước và khối lượng lớn gấp nhiều lần các bông bùn ban đầu. Các bông bùn này sẽ có khối lượng riêng lớn hơn nước nên tự lắng xuống  tại vùng chứa cặn của bể lắng. Nước sạch được thu ở phía trên máng răng cưa bể lắng và chảy vào bể sinh học giá thể lưu động MBBR (moving bed biological reactor).
Bể sinh học MBBR
 Phương pháp sinh học hiếu khí sử dụng nhóm vi sinh vật hiếu khí, hoạt động trong điều kiện cung cấp oxy liên tục. Quá trình phân hủy các chất hữu cơ nhờ vi sinh vật gọi là quá trình oxy hóa sinh hóa. Các vi sinh vật hiếu khí sẽ phân hủy các chất hữu cơ có trong nước thải và thu năng lượng để chuyển hóa thành tế bào mới, chỉ một phần chất hữu cơ bị oxy hóa hoàn toàn thành CO2, H2O, NO3-, SO42-,…
Bể lắng sinh học
Nước thải sau khi qua bể MBBR được phân phối vào vùng phân phối nước của bể lắngsinh học lamella. Cấu tạo và chức năng của bể lắng sinh học lamella tương tự như bể lắng hóa lý. Nước sạch được thu đều trên bề mặt bể lắng thông qua máng tràn răng cưa. Nước thải sau bể lắng sẽ tự chảy sang bể trung gian chứa nước kết hợp khử màu, khử trùng.
Bể trung gian
Với nhiệm vụ chứa nước phục vụ cho máy bơm áp lực. Nó làm nhiệm vụ trung gian giữa bể lắng và máy bơm, nhằm tránh hiện tượng xáo trộn nước do máy bơm tạo áp suất hút nước ở bể lắng. Nước sau khi qua bể trung gian sẽ được bơm qua cụm lọc áp lực.
Bể lọc áp lực
Lọc áp lực sử dụng trong công nghệ này là bể lọc áp lực đa lớp vật liệu để loại bỏ các chất lơ lửng, các chất rắn không hòa tan, các nguyên tố dạng vết, halogen hữu cơ nhằm đảm bảođộ trong của nước.
Bể khử trùng
Tại bể khử trùng nước thải được châm dung dịch NaOCl với liều lượng nhất định để tiệt trùng. Nước thải sau khi qua bể khử trùng đạt tiêu chuẩn xả thải ra môi trường.
Bể chứa bùn
Bùn từ hố thu, bể lắng 1 và phần bùn dư trong bể lắng 2 được đưa tới bể chứa bùn để lưu trữ trong khoảng thời gian nhất định. Tại bể chứa bùn, không khí được cấp vào bể để tránh mùi hôi do sự phân hủy sinh học các chất hữu cơ.
Sau đó bùn được bơm qua máy ép bùn khuôn bản để loại bỏ nước. Bùn khô được lưu trữ tại nhà chứa bùn trong thời gian nhất định. Sau đó, bùn được các cơ quan chức năng thu gom và xử lý theo quy định.

 Hãy liên hệ với chúng tôi nếu quý doanh nghiệp đang gặp bất kỳ vấn đề gì về xử lý nước thải
Để được tư vấn miễn phí tốt nhất với thời gian nhanh nhất
[Hotline]:   0906.840.903 – 0916.904.787 (Mr. Thành)
[Skype]: moitruonghoabinhxanh

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Hỗ trợ trực tuyến

Liên hệ

Hotline

0906.840.903
0916.904.787
Mr. Thành

Dịch vụ

- Hồ sơ môi trường
- Xử lý nước thải
- Xử lý khí thải
- Xử lý nước sạch
- Cung cấp sản phẩm, thiết bị chuyên ngành Môi trường

Cam kết chất lượng

Công ty Môi trường Hòa Bình Xanh cam kết cung cấp dịch vụ và sản phẩm với chất lượng tốt nhất, giá cả cạnh tranh, thời gian nhanh nhất. Giải quyết mọi thắc mắc của khách hàng.
Hotline: 0906.840.903

Thống kê

Được tạo bởi Blogger.

Tìm kiếm

Thông tin Công nghệ Môi trường

Xem nhiều nhất

Video

Twitter