Hiện nay, các khu công nghiệp tập trung ở các thành phố lớn, khu kinh tế trọng điểm… thu hút một lượng lớn lao động đổ về tìm kiếm cơ hội việc làm. Sự xuất hiện của nhiều khu nhà trọ tạm bợ là không thể tránh khỏi. Với lượng dân cư đông đúc và không được quan tâm đúng mức nước thải sinh hoạt từ các khu nhà trọ này xả trực tiếp ra mương, cống rãnh gây ô nhiễm.
Thành phần nước thải sinh hoạt có khoảng 52% chất hữu cơ, 48% chất khoáng. Ngoài ra, trong nước thải sinh hoạt còn chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, chứa nhiều hợp chất hữu cơ không bền sinh học (như hydrocacbon, protein, mỡ), chất rắn lơ lửng và mùi khó chịu; lượng lớn vi trùng, vi sinh vật gây bệnh và các độc tố của chúng.
Nồng độ chất bẩn của nước thải sinh hoạt được tính theo tải lượng chất ô nhiễm.
                            Tải lượng chất ô nhiễm từ nước thải sinh hoạt
Chỉ tiêu ô nhiễm
Hệ số tải lượng (g/người.ngày)
Chất rắn lơ lửng
70-145
Amoni (N-NH4)
2,4-4,8
BOD5 của nước
45-54
Nitơ tổng
6-12
Tổng Photpho
0,8-4,0
COD
72-102
Dầu mỡ
10-30

nước thải phát sinh từ giặt đồ

Sơ đồ công nghệ

Thuyết minh sơ đồ công nghệ
Nước thải phát sinh ra từ các khu vực nhà ăn, nhà bếp được dẫn qua song chắn rác để loại bỏ rác thô ra khỏi nguồn nước thải, tiếp đến dẫn đến bể thu gom kết hợp với tách dầu mỡ. Sau đó dẫn đến hệ thống thu gom nước thải chung.
Nước thải phát sinh từ các khu nhà tắm, WC tập trung lại và xử lý cục bộ bằng hệ thống hầm tự hoại 3 ngăn.  Bể tự hoại là công trình đồng thời làm 2 chức năng: lắng và xử lý cặn lắng. Thời gian lưu nước trong bể từ 1-3 ngày. Tiếp đến nước thải sẽ được dẫn đến hệ thống thu gom nước thải chung.
Nước thải từ hệ thống thu gom chung sẽ được đưa về bể điều hòa.Bể điều hòa:có chức năng điều hòa lưu lượng và nồng độ nước thải, tạo chế độ làm việc ổn định và liên tục cho các công trình xử lý nước thải. Tránh hiện tượng quá tải cho hệ thống.
Nước thải từ bể điều hòa sẽ được bơm lên lắng I. Bể lắng I có nhiệm vụ lắng các bông cặn sinh ra từ quá trình keo tụ, tạo bông và tách các bông cặn này ra khỏi nước thải. Nước thải sau lắng I có nồng độ COD, BOD giảm 70-85%, cặn lắng được đưa qua bể chứa bùn.
Nước thải sau lắng I được đưa qua bể lọc sinh học Biofor hiếu khí. Lọc sinh học Biofor hiếu khí là công trình thiết kế cho xử lý nước thải bậc 2, có khả năng xử lý được cả Nitơ và Photpho. Là thiết bị hiếu khí có dòng nước thải chảy cùng chiều với khí (khí O2 sục vào) từ dưới lên. Các vi sinh vật tồn tại trong nước ở dạng lơ lửng do tác động cảu bọt khí và dạng bám dính. Vi sinh hiếu khí phát triển sinh khối trên vật liệu Plasdeek có bề mặt riêng lớn (nhờ sục O2 vào) sẽ tiêu thụ các chất hữu cơ, làm giảm tải lượng ô nhiễm trong nước xuống mức thấp nhất. Sau khi qua lọc sinh học Biofor hiếu khí COD, BOD giảm 80-90% , nước thải tiếp tục tự chảy qua bể lắng II.
Bể lắng II có nhiệm vụ lắng các bông cặn lơ lửng sinh ra trong quá trình xử lý sinh học. Góp phần xử lý triệt để SS còn lại và giảm COD, BOD xuống thấp nhất.
Sau lắng II, nước dẫn đến bể khử trùng. Bể khử trùng bằng Chlorine.
Bể chứa bùn sẽ giữ và tách bùn lắng định kỳ sẽ mang đi chôn lấp. phần nước sẽ được đưa lại bể điều hòa để tiếp tục xử lý.

  Hãy liên hệ với chúng tôi nếu quý doanh nghiệp đang gặp bất kỳ vấn đề gì về xử lý nước thải
Để được tư vấn miễn phí tốt nhất với thời gian nhanh nhất
Công ty Môi trường Hòa Bình Xanh
[Hotline]:   0906.840.903 – 0916.904.787 (Mr. Thành)
[Skype]: moitruonghoabinhxanh

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Hỗ trợ trực tuyến

Liên hệ

Hotline

0906.840.903
0916.904.787
Mr. Thành

Dịch vụ

- Hồ sơ môi trường
- Xử lý nước thải
- Xử lý khí thải
- Xử lý nước sạch
- Cung cấp sản phẩm, thiết bị chuyên ngành Môi trường

Cam kết chất lượng

Công ty Môi trường Hòa Bình Xanh cam kết cung cấp dịch vụ và sản phẩm với chất lượng tốt nhất, giá cả cạnh tranh, thời gian nhanh nhất. Giải quyết mọi thắc mắc của khách hàng.
Hotline: 0906.840.903

Thống kê

Được tạo bởi Blogger.

Tìm kiếm

Thông tin Công nghệ Môi trường

Xem nhiều nhất

Video

Twitter