Từ trước đến nay, thực
phẩm luôn là nguồn thức ăn không thể thiếu đối với con người. Khi xã hội ngày
càng phát tiển, nhu cầu về thực phẩm của con người ngày càng cao. Thịt, cá là
nguồn thực phẩm không thể thiếu trong bữa cơm hằng ngày, nó cung cấp một lượng
đạm, protein, vitamin,… đáng kể cho con người. Để đáp ứng cho nhu cầu đó, các
ngành công nghiệp chế biến thực phẩm cũng ngày càng phát triển hơn với hàng hóa
đa dạng hơn. Trong đó ngành công nghiệp chế biến thủy sản là một trong những
ngành có tiềm năng phát triển cao.
Công nghiệp chế biến thủy
sản là một trong những ngành công nghiệp phát triển mạnh ở khu vực phía Nam,
bên cạnh những lợi ích to lớn đạt được về kinh tế xã hội, ngành công nghiệp này
cũng phát sinh nhiều vấn đề về môi trường cần phải giải quyết, trong đó ô nhiễm
môi trường do nước thải là một trong những mối quan tâm hàng đầu.
Quy
trình sơ chế biến thủy sản đặc trưng:
![]() |
lấy nội tạng của cá trước khi đem đi đông lạnh |
Trong quá trình chế biến
thủy sản, nước thải phát sinh chủ yếu từ các khâu: rửa nguyên liệu, nước pha chế,
nước tan chảy từ đá ướp lạnh.
Nước thải sản xuất thủy
sản từ các cảng cá có mức độ ô nhiễm cao, tùy theo từng loại nguyên liệu sử dụng
mà nước thải có tính chất khác nhau, nhưng nhìn chung thì thành phần nước thải
từ các khu cảng cá chủ yếu gồm:
Hàm lượng COD: 1600 –
2300 mg/l
Hàm lượng BOD: 1200 –
1800 mg/l
Hàm lượng nito: 70 –
110 mg/l
Nước thải từ quá trình
chế biến thủy sản là loại nước thải có mức độ ô nhiễm hữu cơ cao và lượng vi
sinh vật có trong nước thải rất dễ sinh trưởng và phát triển.
Các chất hữu cơ dễ phân
hủy trong nước thải thủy sản tạo ra sản phẩm có chứa chất indol và các sản phẩm
trung gian của sự phân hủy các axit béo không bão hòa tạo ra mùi hôi khó chịu
làm ô nhiễm không khí và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người, thêm
vào đó là gây ra các mùi hôi là các loại khí là sản phẩm của quá trình phân hủy
kỵ khí không hoàn toàn của các hợp chất protit và axit béo khác trong nước thải
sinh ra các hợp chất mercaptan, H2S…
Tác
động của nước thải thủy sản từ cảng cá đến môi trường:
Nước thải chế biến thủy
sản có hàm lượng các chất ô nhiễm cao, nếu không được xử lý sẽ gây ô nhiễm nguồn
nước mặt và nước ngầm trong khu vực.
Đối với nước ngầm tầng
nông, nước thải chế biến thủy sản có thể thấm xuống đất và gây ô nhiễm nước ngầm.
Các nguồn nước ngầm nhiễm các chất hữu cơ, dinh dưỡng và vi trùng rất khó xử
lý.
Đối với các nguồn nước
mặt, các chất ô nhiễm có trong nước thải chế biến thủy sản sẽ làm suy thoái chất
lượng nước, tác động xấu đến môi trường và các loại thủy sinh vật, cụ thể:
Các
chất hữu cơ: các chất hữu cơ có trong nước thải chế
biến thủy sản chủ yếu là dễ phân hủy, khi xả vào nguồn nước sẽ làm suy giảm nồng
độ oxy hòa tan có trong nước vì vi sinh vật sử dụng oxi để phân hủy chất hữu
cơ. Oxi hòa toàn giảm không chỉ ảnh hưởng đến các thủy sinh vật mà còn giảm khả
năng tự làm sạch của nguồn nước, dẫn đến giảm chất lượng nước cấp cho sinh hoạt
và công nghiệp.
Chất
rắn lơ lửng: làm cho nước đục hoặc có màu, nó hạn chế
độ sâu tầng nước được ánh sáng chiếu đến, gây ảnh hưởng đến quá trình quang hợp
của tảo, rong rêu… Chất rắn lơ lửng cũng là tác nhân gây ảnh hưởng tiêu cực đến
tài nguyên thủy sinh đồng thời gây tác hại về mặt cảnh quan, gây bồi lắng lòng
sông, cản trở sự lưu thông của dòng nước…
Chất
dinh dưỡng (N và P): trong nước thải thủy sản có nồng độ nito
và phot pho cao gây ra hiện tượng phú dưỡng hóa của nguồn nước gây ảnh hưởng xấu
đến môi trường.
Vi
sinh vật: các VSV, đặc biệt là vi khuẩn gây bệnh và trứng giun
sán trong nước là nguồn ô nhiễm đặc biệt. Khi con người sử dụng nguồn nước nhiễm
bẩn đó sẽ dẫn đến các bệnh như lỵ, thương hàn, bại liệt, tiêu chảy cấp tính…
Sơ
đồ công nghệ:
Nước thải tại cảng cá
được thu gom về hố xử lý tập trung, trước đó được dẫn qua song chắn rác để loại
bỏ tạp chất thô có kích thước lớn. Sau đó nước thải được dẫn qua bể điều hòa để
ổn định lưu lượng và nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải.
Sau khi ra khỏi bể điều
hòa, nước thải được dẫn tới bể keo tụ tạo bông, phèn nhôm được châm vào bể giúp
các hạt keo trong nước kết dính lại với nhau có kích thước lớn hơn giúp quá
trình lắng cặn ở bể lắng I diễn ra tốt hơn. Phần bùn trong bể lắng được đưa về
bể chứa bùn để đem đi xử lý. Phần nước trong sau lắng được dẫn qua bể xử lý
sinh học kỵ khí để phân hủy các chất hữu cơ có trong nước thải thành các chất vô
cơ ở dạng đơn giản và khí Biogas theo phản ứng sau:
CHC + VSV kỵ khí à
CO2 + CH4 + H2S + sinh khối mới
Ngoài ra trong bể UASB
còn lắp đặt hệ thống giá thể bám dính nhằm tăng cường nồng độ vi sinh vật trong
bể kỵ khí đẩy nhanh quá trình chuyển hóa chất hữu cơ.
Sau khi ra khỏi bể
UASB, nước thải được đưa qua mương oxi hóa (kết hợp cả xử lý thiếu khí và hiếu
khí) để phân hủy lượng chất hữu cơ còn lại
trong nước thải. Qúa trình anoxic kết hợp với xử lý hiếu khí giúp khử BOD,
nitrat hóa, khử NH4+ và khử NO3-
thành N2, khử phospho. Với việc lựa chọn mương oxi hóa xử lý kết hợp
đan xen với xử lý thiếu khí, hiếu khí sẽ giúp tận dụng được lượng carbon khi khử
BOD, do đó không cần phải cấp thêm lượng carbon từ ngoài vào khi khử NO3-,
giúp tiết kiệm được lượng không khí cấp cho quá trình khử NH4+
nhờ tận dụng được lượng oxi từ quá trình khử NO3-.
Nước thải sau khi ra khỏi
mương oxi hóa được đưa về bể lắng để lắng cặn sinh học. Một phần bùn trong được
tuần hoàn về cụm anoxic, một phần được đưa về bể chứa bùn. Nước trong sau bể lắng
sinh học sẽ được đưa qua thiết bị lọc áp lực nhằm loại bỏ hàm lượng cặn còn sót
lại rồi đưa đi khử trùng trước khi xả thải ra ngoài nguồn tiếp nhận.
Hãy liên hệ với chúng tôi nếu quý doanh nghiệp đang gặp bất kỳ vấn đề gì về xử lý nước thải
Để được tư vấn miễn phí tốt nhất với thời gian nhanh nhất
Công ty Môi trường Hòa Bình Xanh
[Hotline]: – 0916.904.787 (Mr. Thành)
[Skype]: moitruonghoabinhxanh
[Email]: mail@hoabinhxanh.vn
0 nhận xét:
Đăng nhận xét