Việt Nam có lịch sử sản xuất bia hơn 100 năm qua với hai nhà máy lớn là nhà máy bia Sài Gòn và Hà Nội. Do nhu cầu của thị trường mà chỉ trong một thời gian ngắn ngủi, ngành sản xuất bia đã phát triển mạnh mẽ và ngày càng mở rộng với nhiều nhà máy sản xuất bia hơn.

 Tuy nhiên, sự tăng trưởng của ngành sản xuất bia cũng kéo theo những vấn đề như chất thải sản xuất, đặc biệt là nước thải có nồng độ ô nhiễm cao.








Nước thải do sản xuất bia thải ra có đặc tính chung là ô nhiễm chất hữu cơ cao, nước thải có màu xám đen, nồng độ chất hữu cơ cao, lượng chất ra lơ lửng cao, pH cao và còn có chứa N,P nên  khi thải ra ngoài thủy vực nếu không xử lý sẽ gây ô nhiễm cho chất lượng nguồn nước cũng như ảnh hưởng đến hệ sinh thái tại đó.
hình quá trình sản xuất bia sài gòn

Nước thải từ quy trình sản xuất bia bao gồm:
- Nước lẫn bã malt và bột sau khi lấy dịch đường. Để bã trên sàn lưới, nước sẽ tách ra khỏi bã.
- Nước rửa thiết bị lọc, nồi nấu, thùng nhân giống, lên men và các loại thiết bị khác.
- Nước rửa chai và két chứa.
- Nước rửa sàn, phòng lên men, phòng tàng trữ.
- Nước thải từ nồi hơi
- Nước vệ sinh sinh hoạt
- Nước thải từ hệ thống làm lạnh có chứa hàm lượng clorit cao (tới 500 mg/l), cacbonat thấp.
Vì vậy mà  cần phải được xử lý nước thải nhà máy bia trước khi thải bỏ ra ngoài môi trường.

Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải nhà máy bia



Nước thải từ các công đoạn sản xuất được thu gom vào hệ thống xử lý. Trước khi được đưa vào hố thu gom, nước thải được đưa qua song chắn rác để loại bỏ các rác thải có kích thước lớn ra khỏi dòng thải tránh ảnh hưởng đến các công trình xử lý sau.
Nước thải từ bể tập trung được bơm vào bể điều hòa để ôn định lưu lượng và nồng độ chất thải, đồng thời trong bể điều hòa có lặp đặt thiết bị thổi khí để tạo sự xáo trộn, tránh lặng cặn và tránh xảy ra hiện tượng yếm khí trong bể.
Nước thải tiếp tục được đưa vào bể keo tụ tạo bông để tạo các bông cặn có kích thước lớn giúp cho quá trình lắng cặn xảy ra dễ dàng hơn.
Sau đó nước thải được dẫn qua bể lắng I để lắng bớt cặn nhờ quá trình trọng lực. Bông bùn được đưa ra bể chứa bùn để xử lý.
Tiếp đó nước thải được dẫn vào bể sinh học kỵ khí UASB để phân hủy các chất hữu cơ nhà các vi sinh vật kỵ khí có trong nước.
Sau đó nước thải được đưa vào bể sinh học hiếu khí Aerotank để phân hủy các chất hữu cơ nhờ các vi sinh vật hiếu khí hoạt động dưới sự cung cấp đầy đủ oxi.

Nước thải được đưa vào bể lắng để tách bùn và nước thải đã xử lý. Bông bùn được đưa ra bể chứa bề để xử lý và một phần được tuần hoàn lại bể Aerotank để đảm bảo mật độ vi sinh vật trong bể. Nước thải sau bể lắng II sẽ được đem đi khử trùng để tiêu diệt các vi khuẩn có trong nước và được xả thải ra nguồn tiếp nhận đạt QCVN 40:2011/BTNMT.
Hãy liên hệ với chúng tôi nếu quý doanh nghiệp đang gặp bất kỳ vấn đề gì về xử lý nước thải
Để được tư vấn miễn phí tốt nhất với thời gian nhanh nhất
[Hotline]:   0906.840.903 – 0916.904.787 (Mr. Thành)
[Skype]: moitruonghoabinhxanh

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Hỗ trợ trực tuyến

Liên hệ

Hotline

0906.840.903
0916.904.787
Mr. Thành

Dịch vụ

- Hồ sơ môi trường
- Xử lý nước thải
- Xử lý khí thải
- Xử lý nước sạch
- Cung cấp sản phẩm, thiết bị chuyên ngành Môi trường

Cam kết chất lượng

Công ty Môi trường Hòa Bình Xanh cam kết cung cấp dịch vụ và sản phẩm với chất lượng tốt nhất, giá cả cạnh tranh, thời gian nhanh nhất. Giải quyết mọi thắc mắc của khách hàng.
Hotline: 0906.840.903

Thống kê

Được tạo bởi Blogger.

Tìm kiếm

Thông tin Công nghệ Môi trường

Xem nhiều nhất

Video

Twitter