Hiện nay, ngành chăn nuôi nước ta đang có những
bước dịch chuyển nhanh chóng từ chăn nuôi nhỏ lẻ lên chăn nuôi quy mô lớn; từ
chăn nuôi nông hộ sang chăn nuôi trang trại, quy mô công nghiệp. Tuy nhiên, mặt
yếu kém của chăn nuôi đó là gây ô nhiễm môi trường. Cộng đồng khoa học trong và
ngoài nước đã chỉ rõ nguồn gây ô nhiễm lớn nhất trong nông nghiệp Việt Nam là từ
trồng trọt và chăn nuôi. Theo báo cáo của Tổ chức Nông Lương Thế giới (FAO), chất
thải của gia súc toàn cầu tạo ra 66% lượng Nitơ oxit (N2O) trong khí
quyển. Khí này có khả năng hấp thụ năng lượng mặt trời cao gấp 296 lần so với
khí CO2. Cùng với các khí khác như CO2, CH4,…
gây nên hiệu ứng nhà kính làm Trái Đất nóng lên.
Theo Nghị định số 18/NĐ-CP ngày
14/02/2015, các cơ sở chăn nuôi gia súc gia cầm đã đi vào hoạt động trước ngày
01/04/2015 phải lập đề án bảo vệ môi trường, được quy định cụ thể:
·
Lập đề án bảo vệ môi
trường đơn giản: đối với cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm có quy mô chuồng trại
dưới 1.000m2 đối với gia súc, gia cầm; có quy mô chuồng trại
dưới 500m2 đối với động vật hoang dã.
·
Lập đề án bảo vệ môi
trường chi tiết: đối với cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm có quy mô chuồng trại
từ 1.000 m2 trở lên đối với gia súc, gia cầm; có quy mô
chuồng trại từ 500m2 trở lên đối với động vật hoang dã.
Xác
nhận của Cơ quan có thẩm quyền
·
Các cơ sở chăn nuôi thuộc đối tượng phải lập đề án bảo vệ môi
trường đơn giản: Ủy ban nhân dân quận/huyện xác nhận Đề án bảo vệ môi trường
đơn giản.
·
Các cơ sở chăn nuôi thuộc đối tượng phải lập đề án bảo vệ môi
trường chi tiết: Sở Tài nguyên & Môi trường tỉnh/thành phố xác nhận Đề án
bảo vệ môi trường chi tiết.
Quy
trình lập đề án bảo vệ môi trường cho cơ sở chăn nuôi
·
Khảo sát, thu thập số liệu về quy mô cơ sở trước khi lập đề án
bảo vệ môi trường.
· Khảo sát, thu thập số liệu về hiện trạng môi trường xung quanh
khu vực cơ sở chăn nuôi, điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội liên quan
đến hoạt động của cơ sở, các đối tượng xung quanh có khả năng bị ảnh hưởng bởi
hoạt động của cơ sở chăn nuôi.
·
Xác định các nguồn gây tác động ô nhiễm của cơ sở (nước thải,
khí thải, chất thải rắn, chất thải nguy hại, tiếng ồn) phát sinh trong quá
trình hoạt động; đánh giá mức độ tác động của các nguồn gây ô nhiễm.
·
Đề xuất các biện pháp quản lý, xử lý các tác động ô nhiễm
(phương án thu gom, xử lý nước thải, chất thải, khí thải).
·
Xây dựng chương trình quản lý và giám sát môi trường.
·
Hoàn thiện đề án bảo vệ môi trường và nộp cơ quan thẩm quyền phê
duyệt đề án.
Hãy liên hệ với chúng tôi nếu quý doanh nghiệp đang gặp bất kỳ vấn đề gì về hồ sơ môi trường và xử lý nước thải
Để được tư vấn miễn phí tốt nhất với thời gian nhanh nhất
[Hotline]: 0906.840.903 – 0916.904.787 (Mr. Thành)
[Skype]: moitruonghoabinhxanh
0 nhận xét:
Đăng nhận xét